những bài viết sau đại hội IV Paris

 

Kính gửi cô, các chị, và em Diệu sang

Như một thói quen nhất định, 5 giờ sáng Việt Hải đã thức giấc, có lẽ vì thời gian vẫn còn bị xáo trộn.  Hôm nay thì đặc biệt hơn, thức dậy sớm để níu kéo lại thời gian của 3 ngày đại hội.  Đại Hội kỳ này, VH học hỏi đuoc rất nhiều, them vao được “tung tăng” giao lưu các bạn bè mới mà không bị sức ép của đại hội ràng buộc như những năm vừa qua.. nen trong lòng vui khó tả

Đây là lần đầu tiên làm việc chung với Diệu Sang, một nguoi trẻ rất có tài và năng động.  nhờ sự chi tiết, tỉ mỉ đâu ra đó mà Việt Hải và em làm việc rất hợp tính.  Làm viec voi Dieu Sang là phải thức khuya dậy sớm J   Sau đại hoi nay roi se khong còn phải thức khuya trả lời email nè, hay dậy sớm nghe Diệu Sang khóc nữa nhé J

 

Đây cũng là lần đầu tiên làm việc chung với các chị Vân Anh, Ngọc Dung, Hạnh Dung, và chi Minh Hiền.  Các chị hiền quá đi hà, có lẽ vậy mà học trò nào các chị đào tạo cũng rất dễ thương.  Em phai kiểm điem lại mình để noi guong theo các chị trong cách giảng day học sinh.

Em đặc biệt thích cách làm việc của chị Minh Hiều, gọn gẽ, đâu ra đó, thẳng tính và được việc J  Ước gì có một chị Minh Hiền giúp cho nho nhóm Huong Việt J  Chị nè, nhớ gửi “hóa đơn” cho mấy lần em đòi thay đổi đội hình nhé (đầu tiên là ngồi, sau đó thì đứng, rồi vì làm cho nhóm TTD không vui, nên thay đổi ngồi xuống tiếp tục).  Thời gian ngắn quá đi, nếu khong em rất muốn tro chuyện thêm với chị để học hoi thêm cách làm việc.

Tóm lại, 3 ngày đại hội đã vượt qua với bao thành quả tốt đẹp, và bao nhieu kỷ niệm đẹp trong lòng những nguoi tham dự.  Em hơi buồn vì sắp chia tay mọi  nguoi roi.  Các chị ráng thu xếp đe toi nay gap mặt nhé. 

Nhớ tất cả moi nguoi

Việt Hải

“Gặp nhau đây… rồi chia  tay”…….

Kim Uyên rất vui mừng, mừng đến tim như tạm ngừng nhịp.

“…..Một khoảng thời gian lắng đọng cần có giữa các câu nhạc, khoảng thời gian lắng đọng trong một vài nhịp để chúng ta cùng thinh lặng ………”

(Trich ý của thầy Hoàng Cơ Thuỵ và cô Xuân Yên đã viết trong sách Đàn Tranh về nhạc tài tử miền Nam)

…..sau đó lại tiếp tục cùng nhau hòa nhịp giai điệu của bài nhạc ……DHANTT.

Xin gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô, quý Anh Chị, các em và những người đã âm thầm giúp đỡ, ủng hộ cho Đại hội từ vật chất đến tinh thần trong suốt thời gian trước cũng như khi đang diễn ra của Đại hội lần IV tại Paris năm 2017. Đặc biệt, Kim Uyên xin tri ân Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc, đã tổ chức Đại hội thành công vượt trên cả sự mong đợi  cua chung ta.

Cuộc hội ngộ nào rồi cũng đến lúc phải chia tay để trở về với cuộc sống lo toan thường nhật. Nhưng trong tình nghệ sỹ, ấp ủ đem lời ca tiếng đàn lan tỏa khắp nơi, cùng trau dồi để giúp nhau thăng tiến trên con đường bảo vệ và phát triển nghệ thuật âm nhạc cổ truyền dân tộc, chúng ta rồi sẽ lại trùng phùng trong những tháng ngày sắp tới, mà đặc biệt là tại Đại hội lần V sẽ diễn ra tại quận Cam, Hoa Kỳ, do Đoàn văn nghệ Lạc Hồng đứng ra tổ chức vào năm 2019 sắp tới.

Một lần nữa. Xin gửi đến quý Cô, quý Anh Chi ….và tất cả lời chúc sức khỏe và hẹn tái ngộ.

Trân trọng

Kim Uyên

PHƯƠNG OANH    em

Ngày  Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ  IV    tai PARIS,   rất hay  XIN gởi lời  KHEN  cô PHƯƠNG   OANH , các giáo sư,các nghệ sĩ khắp nơi đến  và ban nhạc PHƯỢNG CA.

    CHỊ gởi lời cám ơn em cho chị được đến nghe một buổi hòa nhạc có giá trị  nghệ thuật âm nhạc  Truyền  THống VIệt Nam; MỪNG EM chúc em luôn thành công trên đường đam mê nghệ thuật ÂM NHAC . Cho chi kính thăm anh TÙNG va gởi lời cám ơn.

NHƯ MAI

Khí hậu Seattle hôm nay nóng cực kỳ đến 100 độ F. Thanh Nga chợt liên tưởng và hồi nhớ lại mấy hôm thật nóng bên Paris ba ngày đại hội âm nhạc truyền thống kỳ 4 được tổ chức ở nước Pháp vừa qua vào ngày 20-22 tháng 7 năm 2017.  Trải qua ba ngày đại hội, Thanh Nga đã học hỏi và đã thâu lượm được rất nhiều bài học quí giá do các bậc Thầy Cô, Giáo Sư Nghệ Sĩ đã chia sẻ và truyền lại. Tâm trạng của Thanh Nga bây giờ đang như có một “motivation” hay còn gọi là “động lực” thúc đẩy mạnh mẽ.

Thanh Nga cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm khi đã được phụ cho chương trình Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ hai mấy năm trước, và cũng là một người thích làm việc và học hỏi. Vì thế khi đến Paris đã nhìn thấy tinh thần làm việc của ban tổ chức thì Thanh Nga đã cảm thấy rất hân hạnh, rất vui và rất hãnh diện khi quen biết với những người có tinh thần làm việc với tấm lòng cao quí  bao cả mọi tâm huyết.  Thanh Nga có cảm hứng chia sẻ và xin ghi lại những cảm nghĩ của mình về ba ngày đại hội.

Theo Thanh Nga thì ngày đầu tiên là một ngày rất quan trọng và đặc biệt. Vì Thanh Nga và các bạn đã học hỏi được rất nhiều điều từ những Cô Thầy, Giáo Sư, Nghệ Sĩ đến từ nhiều nơi trên khắp đất nước. Các bài giảng của các giáo sư theo Thanh Nga thì rất là xuất xắc, không phải ai cũng được nghe và có được cơ hội như hôm đó. Masster Class Nhạc Miền Nam, Nhạc Miền Trung, cho đến Nhạc Miền Bắc. Những bài dạy đó giống như các cô đang cùng nhau vẽ một bức tranh tuyệt đẹp, mỗi nơi mỗi nét đều có một vẻ đẹp riêng. Còn gì đẹp hơn khi chúng ta chung một tấm lòng. Tất cả cũng chỉ vì niềm đam mê âm nhạc truyền thống. Cũng như giáo sư Ngọc Dung đã giảng, “Cá nhân tôi, được thừa hưởng Âm Nhạc Miền Nam do cha mẹ tôi là giáo sư của trường Quốc Gia Âm Nhạc là ông Phạm Văn Nghi và Bà Hồ Thị Bửu, đã truyền lại cho tôi một kho tàng quý báu-vì thế nhiệm vụ chúng ta là phải duy trì và truyền bá lại thế hệ mai sau, trách nhiệm của chúng ta phải bảo tồn và phát huy những vẻ đẹp văn hóa Việt Nam, do cha ông để lại mà chúng ta đang thừa hưởng.”  Giáo Sư Ngọc Dung và giáo sư Nguyễn Mai đã giảng về các bài đàn ca tài tử và 20 bài nhạc tổ. Những bài vọng cổ như bài, Phụng Hoàng, Xàng Xê, và Lưu Thủy Trường, mà Thanh Nga rất mê, Thanh Nga sẽ không nói là Thanh Nga sẽ cố gắng học, nhưng học theo câu Anh Phạm Hải dạy đó là, “sẽ học được, sẽ đàn được.”

Nhạc Miền Trung thì không những chúng em được nghe giáo sư Phương Oanh giảng về lý thuyết, về điệu, hơi, mà cái quan trọng nhất là mỗi một người học về nhạc đân tộc cần phải biết đó là cách rung, nhấn, và mổ. Cô còn giảng bằng giọng Huế rất ngọt ngào, và dạy cho chúng em cùng hát giọng Huế. Và đây là một phần đầy líu lo của những cách Phượng Ca, đã vừa đàn vừa hát trên những bài như, Lưu Thủy, Kim Tiền, và Xuân Phong Long Hổ..v.v, và từ ngày hôm đó những câu hát này dường như đã dính liền và ghi dấu mãi trong đầu Thanh Nga:

“Lòng dặn lòng Ai mặc ai

Thương cứ thương, Thôi đừng thôi

Chuyện vui cười Người ở đời

Đừng đem dạ Đem dạ từ chối

Ai mà cho khỏi,

Vô vòng nợ duyên..” Đây là một đoạn trong bài hát của bài Xuân Phong Long Hổ

Còn riêng về Cô Phương Bảo và Cô Nguyễn Thanh, và Cô Thanh Lê đã cho chúng em…, em bỡ ngỡ biết phải dùng từ gì đây? À, “Đã lỗ tai, sướng con mắt.” Theo em thì những ngón đàn thanh thoát của cô Phương Bảo hòa cùng cây đàn tranh đã được cô năng cấp đã tạo nên một không gian đặc biệt và đầy tính nghệ thuật cho cây đàn tranh của Việt Nam của chúng ta. Và thật là mê mẫn khi nghe Cô Nguyễn Thanh độc tấu đàn tỳ bà với bài “Chỉ Một Niềm Tin,” do Nghệ sĩ Nhân dân Mai Phương sáng tác. Theo Thanh Nga tìm hiểu thêm thì bài này Nghệ sĩ Nhân dân Mai Phương đã đại huy chương Vàng cho sáng tác và biểu diễn tại Hội diễn ca nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1981. Bài này không riêng gì cái hay của nó nhưng với một sự biểu cảm hăng say của Cô Nguyễn Thanh khi đàn đã tạo nên một sự mê ly, và cuốn hút. Những bài dạy về nhạc Miền Bắc và những bài đàn hát, của các cô, theo em thì các cô đã làm cho thời gian ngừng lại trong lúc đó. Thanh Nga biết hôm đó các cô ai cũng rất mệt phần là vì trái giờ giữa Việt Nam và Paris, nhưng các cô đã đàn hát rất say xưa làm cho mọi người đều thán phục.

Ngày thứ hai của Đạt Hội là một ngày đầy cảm xúc, sau khi hồi hộp ngồi xem các bạn thi đua đàn tranh, thì các Cô Thầy đã ngồi lại cùng nhau và thảo luận về âm nhac dân tộc củng như trao đổi những kinh nghiệm và cách dạy dổ họ trò. Thanh Nga còn nhớ Chị Mai Huyền đã rất là xúc động khi nghe các Cô trao đổi về những kinh nghiệm giảng dạy và nhất là cách các Cô đối xử với học trò, và Mai Huyền đã khóc rất nhiều trên đôi vai của Thanh Nga. Màn đặc biệt của ngày thứ hai là Cô Kim Uyên đã cho chúng em biết thế nào là một sáng tác mới của Cô cho Đàn Tranh theo phong cách hiện đại. Cô đã đàn bài “Vô Thường” một trong những bài của CD “Dreams” mà Cô đã phát hành trong năm 2014. Bài vô thường này bằng cách Cô kết hợp tiếng đàn tranh, nhịp song lang, tiếng chắt lưỡi, và đôi lúc còn xen lẫn tiếng thở dài. Tất cả âm điệu của bài này được Cô diễn đạt một ý tưởng là, đời sống của con người thật là “Vô Thường.” Theo em, đời không chỉ vô thường mà cây đàn tranh của chúng ta cũng thật vô thường khi qua tay Cô Kim Uyên biến hóa nó.

Các Thầy cô ai cũng vui tươi và từ ánh mắt họ thoát nên một vẻ tự hào và hãnh diện khi thấy các em học sinh cùng nhau vui tụ về cho ba ngày đại hội này. Khi xa quê, ở xứ người công việc gìn giữ và phát huy âm nhạc truyền thống không phải là một chuyện dễ dàng, nhưng các Cô Thầy hôm đó làm Thanh Nga rất là xúc động, nhất là giáo sư Phương Oanh. Cô ơi, con biết tổ chức một chương trình đại hội như thế không phải dễ, nhưng cô đã làm một cách rất thành công. Vì ngày thứ ba. Là ngày không phải chỉ có những người Việt trên nước Pháp, mà có rất nhiều người Pháp đã đến để thưởng thức những bản hòa tấu rất tuyệt vời của chúng ta. Theo em thành công nhất đó là bài ‘Bà Rằng Bà Rí,” một bài nhạc Miền Bắc, Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh. Bài này đã do dàn nhạc, và đặc biệt là Nhóm FAVIC, nhóm này không phải là những người Việt nhưng họ lại hát Tiếng Việt một cách rất say xưa và đã cùng hát với khán giả, cùng với sự dẫn dắt của giáo sư Phương Oanh. Em còn nhớ rất rõ lúc đó Cô đã hát một đoạn và dạy khán giả cùng hát và vỗ tay theo:

Giáo sư Phương Oanh: “ Bà Rằng Bà Rí, Ớ Rằng Bà đi, ớ đi là đâu..” Khán giả: “Đâu đâu đâu đâu…”

Ngày đầu tiên của Đại Hội hôm đó căn phòng rất nóng, theo em thì không phải cái nóng của Paris mà là vì các cô đã khơi dậy cả trăm ngọn lửa yêu âm nhạc truyền thống trong chúng em, những ngọn lửa này đã làm ấm lên căn phòng của chúng ta ngày hôm đó. Có đôi lúc ngọn lửa trong em như một ngọn nến sắp tắt nhưng còn gì hơn khi biết rằng đang có những ngọn đuốc đang cháy thật lớn và truyền đến ngọn nến nhỏ như của em đây, như thế này thì ngọn nến nhỏ như của em đây sẽ không bao giờ dập tắt.

Thanh Nga xin cám ơn rất nhiều đến ban tổ chức cho Đại Hội này, Trưởng ban tổ chức: giáo sư Phương Oanh, và Lý Diệu Sang, cố vấn đại hội cô Kim Uyên, Dr. Hồng Việt Hải,  và những người không thể thiếu như Cô Lý Ngọc Dung, Cô Nguyễn Minh Hiền, Cô Phạm Vân Anh, Cô Hạnh Dung….Xin cám ơn hết đến những nhóm nhạc từ Paris cho đến tất cả mọi nơi đã từ xa đi đến và đã cho chúng em những giòng nhạc thật tuyệt vời, và thỏa thích. Và xin cám ơn tất cả những Ê kip (Equipe) của Phượng Ca, từ những ngụm nước, cho đến những bữa ăn, và những món quà nho nhỏ, tất cả đã tạo nên cơ hội để chúng em có được một nơi vui chơi và học hỏi rất nhiều.

Các bạn độc giả thân mến, nhóm FAVIC mà Thanh Nga vừa nêu trên họ không phải là những người Việt nhưng họ lại hát Tiếng Việt một cách rất say xưa. Cho nên phần đầu Thanh Nga có nói qua ba ngày Đại Hội đã cho Thanh Nga thêm nhiều động lực để học và duy trì âm nhạc truyền thống của chúng ta. Những người không phải người Việt mà họ còn say xưa âm nhạc của chúng ta và giúp chúng ta phát huy nó, tại sao chúng ta không thể chứ? Thanh Nga xin kêu gọi các bạn hãy tham gia một tay vào việc gìn giữ nền văn hoá âm nhạc cổ truyền này.  Các bạn có thể tìm hiểu thêm qua http://dhanttvn.net/

Thanh Nga chỉ có thể chia sẻ phần nào thôi.  Các bạn độc giả có thể tìm hiểu thêm và nên đón mua DVD của chương trình nhé …để còn đươc thưởng thức nhiều hơn..nhiều hơn thế nữa.

Mong mỗi một tâm hồn yêu âm nhạc cổ truyền của chúng ta tiếp tục nới rộng vòng tay đón chào những tâm hồn mới để kết nối vòng tay mỗi ngày càng lớn hơn cho bây giờ, cho tương lai, và mãi mãi trong các thế hệ về sau.

Lê Thanh Nga ga Le

206-398-9342

Ngale000@gmail.com

Cảm nghĩ về ba ngày Đại Hội

Tố Chương xin mến gửi đến quý Thầy Cô, nghệ sĩ và các bạn,

California
Thứ bảy ngày 5 tháng 8 năm 2017

Khí hậu Cali mùa hè năm nay rất là nóng khoảng từ 85-95 độ F. Cơn nóng của trời Cali có giống cái nóng của mùa hè Paris không ? Chắc là Không, vì mùa hè ở Paris cũng nóng , nhưng Paris có rất nhiều điều vui lạ xảy ra, làm em ra về vẫn lưu luyến nhớ đến Paris như nhớ một nguời tình muôn thuở ở xa. Đó là Tố Chương (TC) đuợc dịp đến tham quan Paris, và hân hạnh đuợc tham gia ba ngày Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống (ĐHÂNTT) kỳ 4, do nhóm Phượng Ca của giáo sư Phương Oanh tổ chức vừa qua vào ngày 20-22 tháng 7 năm 2017 tại nước Pháp.

🎶🎶💜💜🎈🎈🌹🌹🌻🌻🌺🌺💐💐

Đầu tiên TC xin được cám ơn rất nhiều đến một người, đã truyền một ngọn lửa tình thương ấm nồng, say mê nền âm nhạc truyền thống qua cho em. Vì em đã không có thời gian tập dợt khi qua đến Mỹ hơn 20 năm qua. Và cô cũng là người khuyến khích và dạy em học đàn lại từ một năm nay, cũng như đã giới thiệu cho Tố Chương biết đến đại hội. Cô là một tấm Gương sáng cho chúng em noi theo mà tất cả ai cũng biết và nghe danh Cô. Đó là Cô Kim Uyên, là người sáng lập ra đại hội truyền thống này.

🎉🎉🎉🎉🎉🎉🎈🎈🎈🎈🎈🎶🎶🎶🎶

Ngày đầu tiên là một ngày rất kỷ niệm và cảm động đối với TC vì em rất hân hạnh được gặp những quý cô, giáo sư và nghệ sĩ đến từ khắp Năm Châu Bốn Bể quy tụ về đây, một thành phố Paris đuợc mang tên đầy trữ tình và lãng mạn. Em và cũng như các bạn khác có mặt tại đại hội ngày hôm đó thật là vinh hạnh đuợc tham dự lớp Masterclass nhạc ba miền: nhạc miền Nam, miền Trung và miền Bắc của các giáo sư giảng dạy.

Nhạc miền Nam do giáo sư Nguyễn Mai và giáo sư Ngọc Dung giảng dạy qua 20 bài tổ ,và nhạc cải lương làm em nhớ đến quê hương! ( mặc dù em là nguoi Việt Gốc Hoa, Nhưng em được sinh trưởng và lớn lên tại Việt Nam). Nhất là tiếng đàn của cô Ngọc Dung làm say đắm lòng người, em nghe mà mê mẩn tâm thần.

Đến nhạc miền Trung do giáo sư Phương Oanh giảng dạy. Em rất thích nghe cô giảng giọng Huế và tiếng hát của cô, cô hát những bài nhạc Huế nghe ngọt ngào và êm tai đi vào lòng người. Các em đuợc nghe cô dạy về lý thuyết, các làng điệu, hơi và quan trọng nhất là tay trái phải rung, nhấn, mỗ làm sao nguoi nghe có thể cảm nhận mình muốn gởi gắm điều gì qua tiếng đàn của mình. Cô Oanh còn dạy chúng em cùng hát giọng Huế.

Qua đến nhạc miền Bắc, nhắc đến cô Phương Bảo và cô Nguyễn Thanh, hai cô này em không biết dùng từ nào để miêu tả tiếng đàn tranh của cô Bảo và tiếng đàn tỳ bà của cô Thanh!
Tiếng đàn tranh của cô Phương Bảo cùng với cây đàn tranh đặc biệt do cô sáng chế thật là tuyệt vời! Em nghe cô đàn mà tim em như nín thở, trời đất cũng quay theo nhịp điệu qua đôi bàn tay vàng của cô trên cây đàn tranh.
Tiếng đàn tỳ bà của cô Thanh, ôi giời ơi ! Em thì không biết gì về cây đàn tỳ bà nhưng tiếng đàn của cô nghe đến mê ly, xuất thần, cuốn hút và hớp hồn hết từng người đã có mặt ngày hôm đó. Cả phòng học im phăng phắt để lắng nghe tiếng đàn tỳ bà của cô Thanh, đến nỗi mỗi người trong chúng ta có thể nghe đuợc tiếng tim mình hoà theo nhịp điệu réo rắc của cô.
Em rất cám ơn hai cô đã Không quản ngại đường xá xa xôi từ Việt Nam bay đến Pháp để mà hội đàm, giảng dạy và trình diễn cho chúng em nghe.

🌹🌹🌹🌹🌹🌹🌻🌻🌻🌻🌻🎶🎶🎶🎶

Ngày thứ hai thật là một ngày đầy thú vị khi tất cả các giáo sư luận đàm về phương cách giảng dạy. Mỗi cô thầy đều chia sẽ cách mình giảng dạy học sinh như thế nào. Em nghe và học hỏi đuợc rất nhiều điều kinh nghiệm của các giáo sư. Nhưng cô mà để lại dấu ấn tượng nhất cho em là cô Thanh, khi cô nói cô đem học trò về nhà cho ở ( free) luôn để dạy cho tiện. Trong khi các giáo sư khác như cô Thuy Trang nói dạy học trò phải chìu theo ý học trò, và nấu cơm nước cho học sinh ăn luôn để học sinh có sức mà học tiếp. ( Vì có những em ở xa phải đi xe công cộng mất 3 tiếng mới đến học). Em cũng là một cô giáo dạy trẻ, nên em rất hiểu tâm trạng của các nhà giáo như thế nào? Giáo viên thời nay khác với giáo viên ngày xưa rất nhiều. Các thầy cô ngày xưa ỷ mình làm thầy, có quyền la rầy học trò và phải làm theo Ý các thầy cô. Là học trò tầm thầy chứ không phải thầy tầm học trò. ( nói theo kiểu phim kiếm hiệp là tầm sư học đạo). Còn ngày nay thì khác dạy học sinh thầy phải chiều theo Ý học trò , phải khen và cổ động học trò, không được la rầy mặc dù biết học trò đàn sai nhịp. Các thầy cô cần phải tổ chức sinh hoạt vui tuơi lành mạnh cho học sinh có hứng mà không bỏ học. Không được có cây roi mây một bên,giống cô Ngọc Dung chia xẽ như ngày xưa, Ba của cô dạy cô.
Qua xong phần luận đàm là có trò chơi sinh hoạt như TC đã nêu ở ý trên. Cô Kim Uyên đã ra trò chơi rất thú vị cho tất cả quý vị hiện diện ngày hôm đó. Cô yêu cầu Việt Hải ( trưởng nhóm Hướng Việt) đàn bài ” Vui Mùa Lúa” do cô sáng tác . Cô chia chúng em làm bốn nhóm và tụ hội ý kiến, từng nhóm bình phẩm sau khi nghe nhạc phẩm cô sáng tác, qua ngón đàn điêu luyện uyển chuyển của Việt Hải. Sau cùng cô Kim Uyên còn độc tấu bài sáng tác của cô là ” Vô Thường ” mà cô áp dụng nhiều kỷ thuật mới cho cây đàn tranh, TC sẽ không nói nhiều về bài này , mong quý vị hãy đón mua CD ” Dream ” của cô Phát hành năm 2014 , bài ” Vô Thường ” là một trong số bài của CD này.

🎶🎶🎶🎶🎶🎶🎉🎉🎉🎉🎉🎈🎈🎈🎈

Ngày cuối là ngày quan trọng , là buổi hoà nhạc do tất cả các giáo sư ,nghệ sĩ , và các bạn từ khắp các nước tụ về , em thật sự là cảm động khi tất cả ngồi hoà tấu chung. Tất cả chúng ta đều một lòng, giữ gìn và truyền bá nền âm nhạc dân tộc của mình. Không những đến tai nguoi VN mình mà cả đến tai người nước ngoài. Thật là một ngày đầy kỷ niệm trong đời mà TC mãi mãi ghi sâu trong tâm. Mặc dù rất mệt nhưng em rất vui. Nhưng em nghĩ em mệt đến đâu cũng không bằng những người trong ban tổ chức. Em đã chứng kiến tinh thần làm việc rất cao của từng người trong ban tổ chức, em rất kính nể phục, nhất là Cô Phương Oanh và em Lý Diệu Sang.

Em xin chân thành cám ơn ban tổ chức của ĐHÂNTT kỳ 4 này là cô Phương Oanh , Lý Diệu Sang cùng từng cá nhân trong ban tổ chức đã lo rất chu đáo cho chúng em , từ miếng ăn đến thức uống. Nhất là Cám ơn cô Kim Uyên, người đã sáng lập Đại Hội.
Cám ơn tất cả giáo sư, nghệ sĩ ,và các bạn đến từ khắp nơi để tham dự chương trình này.
Em sẽ không kể nhiều về buổi hoà nhạc nhưng em mong quý vị độc giã hãy đặt mua đón xem quyển DVD của ĐHÂNTT kỳ 4 sẽ phát hành một ngày rất gần đây.
Hy vọng gặp lại tất cả vào Đại Hội kỳ 5 ,năm 2019 sẽ đuợc tổ chức tại California do Đoàn Lạc Hồng đảm nhận, dưới sự phụ trách của Cô Nguyễn Mai và Thầy Nguyễn Châu .

Thân Ái,
Lâm Tố Chương
( Chuong Wagorn )

Rời Paris trong cái tâm trạng buồn buồn, vấn vấn, vương vương ấy tôi lại chợt nhớ đến một bài thơ
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(Cánh buồm cô quạnh chân trời biếc
Chỉ thấy Trường Giang thăm thẳm mây).
Ngày xưa, Lý Bạch tiễn bạn ra đi, “duy kiến” (dõi theo) đến khi con thuyền của bạn mình dần dần mất hút trên dòng Trường Giang.  Và tôi cũng vậy, ngoái đầu nhìn lại nhìn thành phố Paris hoa lệ đang mờ dần trong tầm mắt, nơi những người thân của tôi, cô Phương Oanh, những người bạn mới quen, em Lý Diệu Sang, chị Hạnh Dung, Vân Anh, Minh Hiền vẫn còn ở lại…
Thế mới thấm thía câu: “tương kiến thời nan biệt diệc nan”  (Gặp nhau khó, chia tay càng khó)
Khó gặp nhau, càng khó biệt nhau,
Gió Đông nỡ để cách hoa rầu.
Thân tằm đến thác tơ còn vướng,
Ngọn nến thành than lệ mới lau.
Tôi đã có được cái duyên đến với Đai Hội Âm Nhạc Truyền Thống đến 4 lần.  Đã 8 năm qua, nó níu chân tôi, và tôi đã cũng nó đi khắp chân trời góc biển.  Vần lần nào cũng vậy, khi chia tay đại hội, tôi luôn mang theo và giữ mãi trong lòng cái cảm giác vấn vấn vương vương ấy.
Tình bạn, không lãng mạn như tình yêu, không thiêng liêng như tình mẩu tử, nhưng nó trong sáng, và cần thiết trong mỗi chúng ta.  Mỗi người chúng ta đều có những lựa chọn riêng.  Có người có rất nhiều bạn, nhưng có người chỉ có một vài người bạn thân.  Với tôi, một người khó tính, sống khép kín, với sở thích đặc biệt về âm nhạc truyền thống nên  tôi rất khó quen bạn.  Khi tôi gặp và quen những người bạn cùng chung sở thích tại đại hội, tình cảm đó trở nên đặc biệt và sâu sắc.
Đã 2 tuần rôi, nhưng tôi vẫn nhớ thật nhiều những buổi chiều ở quận 13.  Tôi và các học trò cùng Diệu Sang sánh vai nhau dạo quanh những con đường thẳng tắp dưới tàn các cây cổ thụ rợp mát.  Và nếu không vô tri vô giác, những con đường này có nhớ dấu chân của chúng tôi?
Tôi mĩm cười với những kỷ niệm cùng các học trò đến thăm nhà thờ Notre Dame.  Tôi khâm phục đức tin của con người dành cho đấng tạo hóa.  Với chỉ niềm tin mạnh mẽ đó mà họ đã xây nên biết bao kỳ quan lưu lại cho đời sau chiêm ngưỡng.  Và không hiểu vì sao, có lẽ do sự mầu nhiệm hay sự ngẩu nhiên của thời gian và không gian, đức tin trong tôi củng gia tăng một phần! Mấy hôm nay tôi cũng suy nghĩ nhiều và cũng học cả quyển kinh thánh.  Triết lý của kinh thánh cũng đâu khác nào của Phật giáo.  Cả hai đều dìu dắt con người đến cái chân thiện mỹ, thế sao con người vẫn mãi phân tranh?  Phật ở tại tâm, Chúa ở tại tâm.  Nếu trong lòng có Chúa có Phật, thì đâu đâu cũng có, đâu cần phải đi tìm kiếm sự nhiệm mầu ở đâu xa!  Nói thì nói vậy, khi ở Pháp, tôi vẫn nhất định dẫn các học sinh lặn lội 10 tiếng đồng hồ thời gian để đi đến Mont St. Michel chiêm ngưỡng kỳ quan của Pháp quốc.  Và cũng chính nơi đây sự nhiệm mầu đã chuyển hướng tâm linh của tôi!  Và tôi đang do dự…
Trở lại đại hội, như những lần đại hội vừa qua, tôi được học hỏi nhiều từ các thầy cô.  Kỳ này, tôi học nhiều từ các cô thì đúng hơn, không phải ngón đàn mà là phương pháp giảng dạy.  Nghe các cô kể các câu chuyện làm sao “dụ” học trò không bỏ học đàn mà tôi cảm thấy chạnh lòng.  Cô thì thay đổi lịch trình thời gian của mình để cho học trò không nghĩ học, cô thì năn nỉ học trò đến nhà mình học, có cô nấu cơm cho các học trò ở xa đến học luôn!  Suy nghĩ lại chính mình, từ nhỏ tôi luôn luôn nghiêm khắc với bản thân.  Tự mình học, tự mình cố gắng và trách nhiệm với việc học của mình, nên khi dạy học tôi rất nghiêm khắc với học trò vì tôi muốn họ cũng phải có kỷ cương và thành đạt như tôi.  Buổi mạn đạm hôm đó tôi ngồi nhưng không tham gia góp ý, vì tôi đang thu nhặt các kinh nghiệm từ các cô.  Tôi so sách, giữa cái thành công và sự đam mê thì một người thầy như tôi phải chọn thế nào?  Huấn luyện nghiêm khắc cho các học sinh thật giỏi, nhưng bù lại họ sinh sợ mình mà không thích mình.  Hay là dễ dãi một tí, mở một mắt, nhắm một mắt chìu theo ý học sinh, cứ khen thật nhiều để động viên học sinh nhưng lại ít có học trò giỏi không như ý mình, nhưng kết quả có lẽ sẽ có đông học sinh hơn!  Có lẽ con đường tôi đi là sai và tôi chiêm nghiệm rằng một hạt giống gieo xuống sẽ đâm chồi, nhưng không nhất thiết phải đơm hoa kết trái.  Nếu mục đích của tôi là phát huy gìn giữ âm nhạc thì có lẽ nên dễ dãi một tí, ít chi tiết một tí, bớt chỉ ra sai phạm của học sinh nhiều tí, đừng quá khắc khe khi dạy thì học sinh sẽ yêu nhạc dân tộc hơn!  Cái gì cũng vậy, dục tốc bất đạt, tôi quá hấp tốc muốn học trò thành công nhanh chóng nên cứ ép, nhưng ngược lại có bao nhiêu người có thể đạt theo yêu cầu của tôi?  Phải chăng nhẫn nại là cần thiết để nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của học sinh?
Chương trình năm nay khá phong phú.  Nhiều giáo sư tài ba lỗi lạc như cô Ngọc Dung, cô Phương Bảo, cô Châu, cô Mai, cô Lan Phương.  Học hỏi tiếng đàn thì không nhiều vì thời gian quá ngắn mà! Tuy nhiên tôi học được ở các cô là tình yêu nồng nàn cháy bỏng mà các cô dành cho âm nhạc dân tộc.
Đặc biệt trong kỳ đại hội năm nay tôi được thưởng thức tiếng đàn tỳ bà của cô Thanh.  Tôi đánh giá cao tiếng đàn này. Có thể nói, ngoài thầy Thụy, cô Thanh là người mà tôi có thể “cảm” qua tiếng đàn.  Tuy cô được đào tạo ở nhạc viện Hà Nội nhưng tiếng đàn của cô rất đậm tính dân tộc.  Đàn nào cũng vậy, Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt v.v., nếu không nhấn nhá thì không ra chất Việt.  Những nốt nhấn của cô phải nói như chị Kim là “nghe rất đã tai”.  Khoa tỳ bà ở nhạc Viện Hà Nội ngày nay ảnh hưỏng nhiều kỷ thuật của Trung Hoa, ít rung nhấn và chỉ chú trọng đến kỷ thuật chạy ngón của bàn tay phải nên tôi không xem trọng lắm.  Vì ngón đàn của bạn tôi, Thúy Huỳnh, cũng không nhấn nhá nhiều, và Thúy Huỳnh cũng là học trò của cô Thanh cho nên trước khi gặp cô Thanh, tôi không nghĩ là mình sẽ được nghe một tiếng tỳ bà đẹp đến vậy.  Tiếng u u tịch tịch, lúc thanh thanh, lúc nhặt nhặt, từ cây tỳ bà mà cô nâng niu đã hoàn toàn chinh phục tôi và các khán giả ngày hôm ấy. 
Hôm đó cô trình bày tác phẩm Lối Về của thầy Thụy.  Đây là một bản song tấu tranh tỳ .  Có lẽ tiếng tỳ đẹp quá nên tôi hoàn toàn không lưu ý đến tiếng đàn tranh, mặc dù tôi là người rất chung thủy với cây đàn tranh!  Thả hồn theo mây trăng gió nước, tôi mon men theo đường củ tìm về lối xưa:
Hoa viễn trùng trùng thụ
Vân khinh xứ xứ sơn
(Muôn cây ngàn đóa xa xăm
Núi trùng trùng khuất mây tầng tầng trôi).
Thực sự thì khi nghe nói sẽ có tiết mục song tấu tranh tỳ trong chương trình tôi cứ nghĩ là sẽ được nghe sáng tác mới do sụ phụ Kim Uyên của tôi đã sáng cho đàn tranh và tỳ 2 năm trước.  Tuy nhiên không có tiết mục này trong chương trình, thôi hẹn sư phụ tôi và cô Thanh song tấu bài này trong chương trình Việt Nam Sắc Hương Xưa 10 vậy.
Chương trình năm nay chu toàn và hoàn chỉnh như ý tôi mong đợi.  Cô Phương Oanh có hỏi tôi cho ý kiến về chương trình.  Tôi thì thấy không có ý kiến gì, mọi việc đều chuẩn bị rất chu đáo.  Nếu có ý kiến thì đó là 3 ngày họp mặt quá ngắn ngủi, không đủ thời gian để tôi trọn tâm tư học hỏi từ các thầy cô.  Điều nuối tiếc nhất là tôi đã tập ca thật chuẩn 2 bài Tứ Đại Oán và Văn Thiên Tường (lớp dựng), định là sẽ hát cho cô Ngọc Dung nhưng lại không có dịp.  Thôi thì cũng đành hẹn lần sau vậy.
Việt Hải
Tâm bút, kỷ niệm Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống kỳ 4
Bothell, khuya ngay 5 tháng 8, 2017

CẢM NGHĨ VỀ ĐẠI HỘI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG – KỲ IV PARIS (20-21/07/2017)
Tác giả: Lục Phạm Quỳnh Nhi
CHUYỆN CỦA NƯỚC
Đại hội Âm nhạc Truyền thống do giáo sư Kim Uyên khởi xướng thành lập vào tháng 7 năm 2011 và cứ hai năm lại tổ chức một lần. Đầu năm 2016 mình biết đến thông tin của Đại hội và ngay lập tức… ngỡ ngàng: hóa ra phong trào âm nhạc truyền thống Việt Nam vẫn phát triển thật mạnh mẽ dù quý giáo sư, nghệ sĩ và học viên ở trời Tây. Cảm mến tinh thần ấy, mình đã tập “Điệp lộng” trong hơn một năm, đợi đến mùa hè năm 2017 tham gia Đại hội tại Paris, Pháp. Mình không phải là học sinh chính quy âm nhạc, cũng không phải là nhà nghiên cứu, mình chỉ có tấm lòng tha thiết với văn hóa – lịch sử Việt Nam; mấy dòng viết cho Đại hội dưới đây là mạo muội viết theo cảm xúc cá nhân mà thôi.
Kỳ 1: Trong nguồn chảy ra
– Paris có gì lạ không em?
Có chứ, giữa lòng thủ đô nước Pháp, Đại hội Âm nhạc Truyền thống Việt Nam được tổ chức. Từ khắp nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Na Uy, Đức, Pháp Việt Nam,… 9 đoàn văn nghệ dân tộc đã về đây, góp tiếng đàn lời ca của mình cho ngày vui chung của âm nhạc truyền thống. Nhớ buổi sáng đầu tiên, mình đã kinh ngạc như thế nào khi thấy rất nhiều nhạc khí Việt Nam xếp đầy không gian MAS, nghe tiếng cười nói lao xao của những người con đất Việt – niềm vui lấp đầy không gian, thi thoảng lại nghe cả tiếng Anh, tiếng Pháp: tất cả hướng về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhìn xung quanh mọi người đều đã quen biết nhau trong các kỳ Đại hội trước, mình là “người mới” lần đầu tiên tham gia nên mình đứng ở một góc quan sát. Quý thầy cô, anh chị và các bạn đến từ nhiều nơi, có những em sinh ở hải ngoại nhưng mình không thấy xa cách chi nhiều vì trên môi mọi người có điệu cười giống nhau: điệu cười của của lòng say mê với âm nhạc dân tộc, điệu cười khoe nhau những tà áo dài đẹp, điệu cười mừng đón nhau trở lại, điệu cười của những người “âm nhạc”.
Đại hội viễn xứ nhưng lại gần gũi và thân thương đến lạ.
Mình nhìn quanh tìm người thương – là sư phụ Kim Uyên và sư huynh Việt Hải, những người biết mặt biết tiếng nhưng chưa bao giờ… gặp bằng xương thịt ngoài đời. Cô Kim Uyên đã dạy đàn tranh cho mình qua mạng hơn một năm, từ lúc mình gửi email xin cô dạy cho đến lúc học chỉ gặp cô qua Skype; mình quen sư huynh Việt Hải sau đó vì có lần tập tremolo không biết làm sao cho thuần thục nên “cầu cứu”, chẳng ngờ vừa nhắn tin là anh đã gọi lại và chỉ dẫn rất tận tình. Thành ra chưa gặp nhưng đã có lòng quý mến nhau, cảm giác đợi gặp sư phụ – sư huynh sao mà háo hức xen lẫn hồi hộp lạ kỳ… Nhìn thấy cô từ xa, nhỏ nhắn hơn trong tưởng tượng của mình, lòng mình vui rộn ràng liền chạy lại nói “con chào cô”. Lúc ấy cô chỉ kịp thốt lên “Oh my God” rồi hai cô trò ôm nhau: hơn một năm chờ nhau chỉ cho khoảnh khắc này. Còn sư huynh Việt Hải, chưa cần mình đi tìm, anh đã “tóm” được mình lúc lớ ngớ đứng chờ check-in, thiệt ngộ là lần đầu tiên gặp nhưng anh nói chuyện xởi lởi vui vẻ như là thân nhau lâu lắm rồi vậy.
Vui thiệt là vui.
Cô Kim Uyên cứ tất bật chạy qua trái qua phải chuẩn bị chương trình Đại hội nên mình với cô không có nhiều thời gian hàn huyên, dù vậy cô – trò lại gián tiếp “giao lưu” với nhau qua lời cô phát biểu khai mạc, qua những lúc cả Đại hội hòa chung bản đàn, qua những lúc cô biểu diễn hay nói lên tâm huyết của mình đối với âm nhạc Dân tộc. Đại hội mang đến cho mình rất nhiều: Lần đầu tiên biết đến cảm giác “hòa đàn” cùng với các nhóm khác phải biết điều chỉnh cây đàn sao cho phù hợp hệt – một nét nhún nhường như tre của người Việt Nam; lần đầu tiên được gặp trực tiếp các “cây đại thụ” của âm nhạc truyền thống Việt Nam được nghe cô Ngọc Dung minh họa 20 bài tổ hay đến… rụng rời; lần đầu tiên hát chung với những người anh em mà mình còn chưa kịp nhớ mặt thuộc tên; lần đầu tiên hát “lưu thủy” dù giai điệu đã quá đỗi quen thuộc; lần đầu tiên được nghe thật nhiều bài giảng quý báu về vốn nhạc cổ mà đối với người “nghiệp dư” như mình thì không biết bao giờ mới có cơ hội.
Tưởng như Đại hội đưa mình trở về với nguồn với cội và 9 đoàn nghệ thuật dân tộc như Cửu Long đổ ra từ sông mẹ Mekong nay đi ngược dòng về với nguồn. Đêm biễn diễn chính thức (22/07/2017) với các tiết mục được dàn dựng từ Nam ra Bắc lại càng cho mình thấm thía thêm hai tiếng “Việt Nam”. Dù cho vùng đất nào, điệu thức nào, hơi điệu ra là sao, chừng nào còn nắm vững âm nhạc cổ truyền trong tay là ta còn nguồn cội. Nguồn cội ở đây chính là âm nhạc truyền thống, là những hò xự xang xê cống nẩy trên ngón tay, là cái rung cái mổ e ấp, là nỉ non của giọt đàn bầu… nuôi dưỡng cho những tâm hồn Việt. Đất nước, vùng miền là nơi sinh ra văn hóa, nhưng “con người” lại là yếu tố duy trì cho văn hóa tiếp tục “sống” với đời. Khi “văn hóa” đủ mạnh, nó vượt qua giới hạn không gian – thời gian để đi khắp nơi, đánh thức nhịp đập nơi trái tim. Biên giới của Paris, hay Hoa Kỳ, hay Úc đã không còn quan trọng bởi vì “nguồn” đã tồn tại trong tâm thức con người.
Và vì vậy, chừng nào nguồn nước mẹ vẫn còn chảy, chừng nào cội còn vững chắc thì ta còn nước Việt qua câu dạo ngũ cung.

Kỳ 2: Khơi dòng rồi giữ lấy dòng
Mình là người học đàn tranh nghiệp dư quanh năm chỉ biết đến thầy và những bản đàn thầy đưa; sau này nhờ kết nối trên mạng xã hội mà biết đến các đoàn nghệ thuật dân tộc. Học một mình nghĩa là chỉ có thể lấy chính ta ra làm tiêu chuẩn đúng – sai hay – dở; học một mình nghĩa là nghiêng tai tự lắng nghe tiếng đàn rồi nhờ thầy chỉ bảo qua mạng; học một mình nghĩa là đôi khi cảm thấy có chút cô đơn, tự hỏi “Cảm giác học chung hay đi biểu diễn với đoàn thể là như thế nào nhỉ?”. Đại hội Âm nhạc Truyền thống tại Paris là lần đầu tiên mình bước chân vào “giới” âm nhạc cổ truyền để biết được rằng trên khắp thế giới vẫn có những người đã đang và sẽ khơi dòng – giữ dòng chảy âm nhạc truyền thống.
Master Class với các phần hương dẫn và thị phạm trực tiếp từ các giáo sư là dịp hiếm có cho học viên âm nhạc truyền thống để được lắng nghe những bài giảng trọng yếu trên con đường theo đuổi cổ nhạc, được nghe tận tai thấy tận mắt những “ngón đàn” và được “cảm” cái tâm cái tầm của các vị thầy ngày đêm miệt mài khơi cho dòng chảy văn hóa chảy mãi. Mình cực kỳ ấn tượng với Master Class 20 bài tổ của cô Ngọc Dung, lại càng ấn tượng với thần thái của cô lúc chơi đàn. Tay cô Ngọc Dung chơi nhẹ như không, như nhảy như múa trên mười bảy dây mảnh mai nhưng mình biết để có được cái “nhẹ như không” ấy là cả một hành trình cô khổ luyện và quan trọng là “phải nắm vững căn bản” như cô dặn. Lần đầu tiên được nghe 20 bài tổ mà còn có phân tích, được nghe các chị ca theo tiếng đàn của cô mình cảm tưởng như ngồi giữa Paris mà nghe thấy hương phù sa thoang thoảng.
Từ đồng bằng sông Cửu Long trù phú, theo lời ca tiếng hát của cô Phương Oanh, mình ngược dòng Hương giang về với cố đô Huế. Mình mê xứ Huế lạ kỳ, mê chất giọng ngọt ngào bay bổng không lẫn vào đâu được của người dân Phú Xuân, mê nhịp sống bình bình lặng lặng như dòng sông Hương lững lờ trôi của bà con nơi đây. Cứ hễ cần chút trầm lắng để suy tư, mình lại ôm đàn chơi mãi hai bài “Lý tình tang” và “Lý con sáo Huế”, thấy nỗi niềm xứ Huế lan hết trên đầu ngón tay qua từng cái rung chậm, cái nẩy nức nở đặc trưng miền Trung. Cô Phương Oanh dùng giọng Huế để giảng nhạc Huế, lại hướng dẫn mọi người cùng hòa đàn chuẩn bị cho chương trình biểu diễn, cô Thụy Trang lại “bật mí” với mọi người hóa ra muốn nói giọng Huế không phải chỉ thêm dấu nặng vào là ra, mà phải xuống dấu nặng rồi lên lại dấu sắc – mình nghe sao giống cái mổ trên đàn tranh quá. Mình thật may mắn khi được lĩnh hội những kinh nghiệm tinh tế, những cảm nhận sâu sắc của các cô và tiếng đàn đầy chất Huế.
Từ Phú Xuân đi thêm 600 cây số nửa là đến đồng bằng Bắc Bộ, Phần master class này do các giáo sư đến từ Sài Gòn phụ trách, mình nhớ có cô Phương Bảo, cô Nguyễn Thanh, cô Thúy Vân,.. Các cô mang đến không khí vui tươi qua những bản dân ca “kinh điển” như Trống cơm, Bèo dạt mây trôi, Lý cây đa,… Master Class nhạc miền bắc diễn ra xế chiều, lại là lúc mọi người vừa ăn xong (hơi buồn ngủ) nhưng sức sống của đất Bắc và cái linh hoạt, vui tươi của nhạc miền Bắc đã khiến cả Đại hội cùng nhau hát thật say sưa. Này là “trèo lên quán dốc” tinh nghịch, này là “ba bốn tin đợi sao chẳng thấy đâu” thiết tha, này là “tình bằng có cái trông cơm” nhí nhảnh. Mình cũng hay hát dân ca miền Bắc những lúc thấy vui trong lòng, nhất là những ngày học ở Vancouver trời mưa âm u, nhờ có “trống cơm”, “lý cây đa” mà mình không bị buồn do thời tiết. Lúc nói về cái lả lướt, duyên dáng của nhạc miền Bắc, cô Phương Bảo đã minh họa bằng một nốt trong bài “Cò lả”, chỉ một nốt thôi nhưng bao nhiêu thướt tha uyển chuyển trụ hết vào nó, là do ngón rung, là do cái non non già già không chính xác của nốt nhạc mà ra. Thế mới bảo âm nhạc Việt Nam linh hoạt vô cùng mà bất kỳ sự chính xác theo tiêu chuẩn máy móc nào cũng là khập khiễng khi kết hợp.

Thuở xưa muốn học món nào trong thiên hạ, người học trò phải lặn lội dặm trường đi cầu sư học đạo; ngày nay ở Đại hội, thầy cô tụ hội về và dốc lòng dốc sức truyền đạt lại cho người học trò. Quý báu thay.
Chẳng những khơi cho những dòng âm nhạc cổ truyền chảy vào tim người học, quý giáo sư và thầy cô còn cần mẫn giữ cho những dòng chảy đó lưu thông. Có nghe các thầy cô chia sẻ phương pháp giảng dạy học trò Việt Nam và quốc tế, có nghe các cô trải lòng những “mánh dụ” học trò mới thấy hết cái tâm và tình yêu đối với âm nhạc cổ truyền của các cô. Đó là học đàn qua mô phỏng thanh dấu trong tiếng Việt, là “mang học trò về ở trong nhà mình” như cô Nguyễn Thanh chia sẻ, như chia thời gian học nhỏ nhất có thể và động viên học trò tập luyện mỗi ngày một ít như cách của cô Ngọc Mai hay như cô Ngọc Dung “phải có kỷ luật khi học”. Mình hiểu dù mỗi thầy cô có cách khác nhau để trao truyền ngón đàn nhưng chắc chắn đều chung một nguồn cội, một tấm lòng thiết tha với nhạc cổ.
Từ ấy mình biết mình cũng đang là một dòng suối nhỏ chung nguồn với những dòng khác, mình biết có những sự yểm trợ từ quý thầy cô và các anh chị, mình biết một ngày nào đó mình sẽ ra sông, hòa với con sông, đổ về biển lớn.

Kỳ 3: Ra biển lớn
Dù thế nào, văn hóa vẫn là “sự lựa chọn”
Đêm biểu diễn của Đại hội cho khán giả Paris là thành quả của ba ngày luyện tập cùng nhau nói riêng và của nhiều tháng chuẩn bị trước đó. Mình nhìn thấy các bà các chị diện áo dài đi nghe nhạc mà lòng mừng như thấy nắng sau mưa. Âm nhạc cổ truyền đưa khán giả đi ngược con đường Cái quan từ Nam ra Bắc. Là “người Việt ta ca rợp trời” những khúc dân ca, là “Lý đất giồng” da diết cho những đứa con xa quên, là “Duyên kỳ ngộ” nhắc nhớ nỗi lòng người dân Nam kỳ lục tỉnh năm xưa gặp được vua mà mừng, là câu vọng cổ “tình cha nghĩa mẹ” ngọt lịm thiết tha, là “tứ đại cảnh” man mát mang cả trời Phú Xuân về Paris, là “Rặng tre trước gió”hiện đại nhưng vẫn mang hơi thở đồng bằng Bắc Bộ, là những bản tân nhạc như “Xuân quê hương”, “Cảm xúc Tây Nguyên”, tuy mới mà vẫn đậm đà cái “cổ”. Kể làm sao hết những cảm xúc của đêm hôm ấy và ngôn từ cũng bất lực để diễn tả nỗi niềm của người học trò nhỏ bé như mình trước nguồn cội, trước dòng chảy của văn hóa.
Mình nhìn thấy những giọt nước mắt của khán giả khi nghe “ầu ơ ví dầu”, nghe thấy một mệ người Huế cứ theo hỏi “có ai bán đĩa ca bài Tứ đại cảnh như lúc nãy không tôi mua”, thấy cái gật gù của người nghe khi nghệ sĩ ca trọn vẹn câu vọng cổ, lại nghe tiếng vỗ tay không dứt cho “Nam bình”, nghe tiếng cười nói lao xao bàn luận với nhau về các tiết mục. Âm nhạc hay văn hóa, trước là để nuôi dưỡng cho những người con được thừa hưởng dong văn hóa ấy. Đối với người Viêt hải ngoại, quê hương xa khuất nhưng chỉ cần một điệu hò, một tiếng “ầu ơ” cũng đủ làm động lòng, đánh thức tâm thức “Việt” trong từng tế bào, huyết quản của mỗi người. Ta học được tính cân bằng của người Việt qua từng điệu thức, là đứng thẳng mình nhưng linh hoạt của thân tre Việt Nam, là kín đáo rung mổ nhưng đậm đà thiết thân, là tình tứ “xem hội trăng rằm” mà vẫn trẻ trung tình cảm đôi lứa, là những ngày tháng khai hoang miền đất phương Nam “trên đất giồng mình trồng khoai lang…”
Chúng ta là sự tiếp nối của đất nước, của ông bà cha mẹ, là những dòng chảy chung một nguồn và do đó những hạt giống “văn hóa” vốn đã ở sẵn trong ta. Tiếng đàn tiếng ca là giọt nước lành tưới tẩm cho những hạt giống ấy vươn lên.
Không chỉ là chất sống nuôi dưỡng những đứa con Việt, âm nhạc truyền thống hay văn hóa khi được nghiên cứu và phổ biến sẽ trở thành “sự lựa chọn” cho bạn bè quốc tế. Ta mang cái rung tinh tế của đàn tranh, giọt đàn tròn vạnh độc huyền cầm hay nhịp trống rộn rã của âm nhạc Việt Nam cống hiến cho văn hóa nhân loại, cho niềm vui của những giới mộ điệu. Sự lựa chọn, dĩ nhiên, phải tôn trọng tự do cá nhân; ta không có quyền bắt ép một ai đó phải chọn nghe âm nhạc cổ truyền Việt Nam nhưng ta có thể bằng hết tấm lòng để làm cho nhạc cổ bộc lộ trọn vẹn cái hay cái đẹp của nó, ta làm cho “sự lựa chọn nhạc cổ” trở nên hấp dẫn đối với công dù họ có quốc tịch gì.
Nhóm hát dân ca FEVIC là một điểm nhấn cho chương trình biểu diễn; một nhóm hát tròn vành rõ tiếng từng câu dân ca “chồng gì mà chồng bé, bé tẹo tèo teo”, “bà rằng bà rí ơi bà rằng bà rí ơi”, “tình bằng có cái trống cơm khen ai khéo vỗ…” mà không có ai là người Việt Nam! Mình nghe nói nhóm FEVIC là tập hợp những người bạn ngoại quốc có vợ/ chồng là người Việt hoặc chỉ đơn giản là yêu quý âm nhạc cổ truyền Việt Nam như cô gái Pháp thổi sáo trong dàn Phượng ca, hay như anh chàng đánh trống cũng là người ngoại quốc. Khi một nền âm nhạc phát triển đủ sâu, đủ lớn thì nó sẽ được lan truyền rộng rãi và âm nhạc truyền thống Việt Nam bây giờ không chỉ là vật báu của người Việt mà nó hòa vào đại dương nhân loại, mang lại lợi lạc và an vui cho thế giới này.
Và như vậy, cần thêm nhiều thật nhiều những Đại hội Âm nhạc Truyền thống, cần thêm rất nhiều công trình nghiên cứu, lại càng cần thêm nhiều Master Class, cần thêm nhiều những giáo sư – học sinh để tiếp nước cho dòng chảy Việt. Làm thế nào để “Lưu thủy”, “Kim tiền” nằm vào playlist nghe nhạc iPhone/ iPad của người trẻ, làm sao lời ru trên môi người mẹ không dứt, làm sao người Việt ở đâu cũng có thể hát chung với nhau mấy lời dân ca, làm sao cho nước không cạn nguồn không khô…
Ấy là sự lựa chọn của chúng ta, vì nước Việt và vì sự đa dạng của thế giới.
Để người được mãi
Đi trong một duyên tình dài
Con đường thế giới xa xôi
Trong lòng dân chúng nơi nơi
(Phạm Duy)

This entry was posted in English. Bookmark the permalink.