Giáo sư Ngọc Dung “Người thầm lặng đưa thuyền viễn xứ bằng tiếng đàn tranh nơi xứ người … Đề cập đến âm nhạc, có người chỉ nghĩ đến âm nhạc Tây Phương, quên mất nền Âm nhạc Truyền thống phong phú Việt Nam mà tiền nhân đã dày công sáng tạo và đã truyền lại cho chúng ta từ đời này sang đời kia… Mặc dầu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đã có lúc nhiều loại nhạc truyền thống tưởng chừng bị thất truyền, song với những giá trị và vai trò đích thực của nó trong đời sống xã hội của người Việt Nam, nhiều người trong chúng ta đã và đang dành nhiều quan tâm nhằm phục hồi, bảo tồn và tôn vinh nền âm nhạc truyền thống nước nhà. Để tiếp tục đưa âm nhạc truyền thống đi sâu vào đời sống xã hội, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giới thiệu, quảng bá và kêu gọi mọi người dân cùng hiểu, am tường và tham gia vào quá trình phục hồi cùng phát huy âm nhạc truyền thống trong cuộc sống đương đại. Trong chiều hướng đó, Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam do Giáo sư Nhạc sĩ đàn tranh Kim Uyên khởi xướng thành lập vào tháng 7 năm 2011 và được tổ chức cứ mỗi hai năm một lần luân phiên khắp nơi trên thế giới, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống của đất nước. Lần thứ I đã diễn ra vào năm 2011 tại Mississauga, Toronto, Canada. Lần thứ II vào năm 2013 tại Seattle, Washington, USA. Lần thứ III vào năm 2015 tại Bank town (Sydney) và Victoria (Melbourne), Australia. Năm nay Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 2017 tại Paris, Pháp quốc do Giáo sư Nhạc sĩ Phương Oanh, Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc đứng ra tổ chức. Đây là cuộc hội ngộ Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần thứ IV giữa các nghệ sĩ, giáo sư, nhạc sĩ đến từ nhiều miền khác nhau trên thế giới. Nhân dịp này Giáo sư Ngọc Dung “Người thầm lặng đưa thuyền viễn xứ bằng tiếng đàn tranh nơi xứ người …” sẽ cùng các nghệ sĩ, nhạc sĩ sang tham dự Đại Hội tại thủ đô Ánh sáng Paris. Vốn là truyền nhân của dưỡng phụ, giáo sư nhạc sĩ Phạm Văn Nghi, người nhạc sĩ miền Nam nổi tiếng thời bấy giờ. Ngoài ra, Ngọc Dung còn được thụ giáo cùng thầy Nguyễn Hữu Ba (âm nhạc miền Trung), thầy Trần Viết Vấn và cô Phạm Thúy Hoan (âm nhạc miền Bắc). Từ năm lên bảy tuổi, Ngọc Dung bén duyên cùng đàn Tranh. Sau khi tốt nghiệp tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon, cô được lưu lại làm giảng viên và dạy đàn từ năm 1967-1979. Cô rời Việt Nam sang Mỹ năm 1979, định cư tại thành phố San Jose tiểu bang California, Hoa Kỳ. Năm 1980, cô thành lập đoàn Tiếng Vọng Quê Hương chuyên phổ biến nhạc cổ truyền miền Nam. Đến năm 2000, đoàn chính thức trở thành một tổ chức bất vụ lợi. Nhằm bảo tồn và phát huy Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tại hải ngoại, giáo sư Ngọc Dung đã truyền dạy, hướng dẫn và đào tạo hằng trăm lớp nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên về nhạc cổ truyền miền Nam. Tập san Ngày Mới, một trong những cơ quan ngôn luận ở Paris xin giới thiệu Giáo sư Ngọc Dung “Người thầm lặng đưa thuyền viễn xứ bằng tiếng đàn tranh nơi xứ người …”đến quý độc giả và Cộng Đồng Người Việt tại Âu Châu qua bài phỏng vấn sau đây. Lê Trân (tập san Ngày Mới Paris) : Chào chị Ngọc Dung, Đại diện cho tập san Ngày Mới Paris, hôm nay hân hạnh được tiếp chuyện với chị. Nhân dịp này, “Người thầm lặng đưa thuyền viễn xứ bằng tiếng đàn tranh nơi xứ người …” sẽ làm vang vọng tiếng đàn tranh sở trường của mình tại “kinh đô ánh sáng Paris” để cộng đồng người Việt Âu châu và người bản xứ được dịp thưởng thức tài nghệ của chị. Giáo sư Ngọc Dung : Truoc tien toi cam on tap san Ngay Moi Paris & cam on Anh – Chi cho toi co doi loi tam tinh voi doc gia, Ngoc Dung rat han hanh duoc tham du Dai Hoi Am Nhac Truyen Thong 4 to chuc tai Paris , Cam on Dai Hoi ( Phuong Ca) sap xep cho toi co chut thoi gio de dien giai ve 20 bai To cua nen co nhac mien Nam va co dip dem tieng dan cong hien den cong dong nguoi Viet Au Chau. Diễm Thy (tập san Ngày Mới Paris) : Vốn được mệnh danh là “Người thầm lặng đưa thuyền viễn xứ bằng tiếng đàn tranh nơi xứ người…”. Trải bao tháng năm nơi xứ người, “thuyền viễn xứ” (của chị) có đôi lúc tròng trành hay vẫn xuôi chèo mát mái? Giáo sư Ngọc Dung : Co le nho To Nghiep cho nen gan 40 nam mo lop day Dan Tranh tai Hai Ngoai, toi van co hoc sinh deu dan du moi lua tuoi, tu nhung em hoc Tieu Hoc cho den Dai Hoc va doi khi cung co nhung vi lon tuoi theo hoc, Neu noi ve ” song gio” thi khong co, vi voi muc dich bao ton va phat huy nen am nhac co truyen, DTVQH chi sinh hoat thuan ve Nghe Thuat va Van Hoa de gioi thieu den cong dong nguoi Viet & Nguoi Ngoai Quoc tai day cho nen ngoai viec to chuc Le Gio To hang nam & to chuc nhung chuong trinh – trinh dien tren san khau 2 nam 1 lan, chung toi cung thuong sinh hoat van nghe giup vui cho nhung to chuc cong dong tai day deu dan tu do toi bay gio. Lê Trân (NM) : Rời Việt Nam sang Mỹ năm 1979, năm 1980 chị đã (vội vã) thành lập đoàn Tiếng Vọng Quê Hương, phải chăng trong số hành trang, chị mang theo cả “văn hóa Việt” khiến lòng khơi dậy, tạo môi trường sinh hoạt văn nghệ cổ truyền cho nhiều thế hệ vì sợ rằng Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam sẽ bị mai một nơi xứ người? Giáo sư Ngọc Dung : khi roi Viet Nam sang My, toi chi dem theo cay dan & vai 3 quyen tap nhac, voi tam nguyen la se tiep tuc mo lop dan tranh nhu toi da day truoc nam 75, vi vay toi da co nhung lop day dan khi dat chan den My, tuy nhien sau nay nguoi Viet Nam sang day ngay cang nhieu & voi nhu cau gioi thieu nen van hoa VN voi cong dong ban & de tao san choi cho nhung nguoi yeu thich bo mon co truyen VN, DTVQH duoc hinh thanh tu do, dieu lam toi cam dong & hanh dien nhut la khi thay cac em hoc vien hoa tau Dan Tranh trong Y Phuc co truyen tren san khau & nhung buoi trinh dien nay thuong duoc khan gia Viet lan Ngoai Quoc tan thuong nhiet liet, voi muc dich Bao Ton & Phat Huy van hoa Viet, chung toi da & dang co gang lam tron su mang. Diễm Thy (NM) : Khi thành lập đoàn Tiếng Vọng Quê Hương , chị có gặp phải những khó khăn gì làm trở ngại các sinh hoạt của mình ? Chị có thể chia sẻ một vài mẫu chuyện vui buồn ? Giáo sư Ngọc Dung : cung nhu cac hoi doan khac, DTVQH cung da tung gap nhung kho khan- vui- buon trong qua trinh sinh hoat gan 40 nam qua, toi lay vi du, nhung kho khan thoi gian dau, vi day Dan Tranh kho mua , chung toi phai tim mua nhung day nieng rang cua Nha Si de thay the, nhung cay Dan Co- Dan Kim kiem khong co, Anh Em phai nho nguoi kheo tay dong cac nhac cu do, tuy hinh dang & am thanh khong duoc chuan, nhung tam dung duoc cho den khi sau nay co dan that lam tu vn thay the, ve chuyen vui- buon thi cung co nhieu, vi du nhu trong cuoc thi giai Phung Hoang do Hoi Co Nhac Miem Nam Viet Nam to chuc , Doan chung toi tham du & Anh Chi Em da giut Huy Chuong Vang- Bac trong may nam lien tiep. Lê Trân (NM) : Khoá học đầu tiên chị đã thâu nhận được bao nhiêu môn sinh ? Thời gian theo học cho mỗi khóa là bao lâu ? Gồm có bao nhiêu trình độ ? Bao nhiêu giáo trình ? Giáo sư Ngọc Dung : neu o truong . hoc theo chuong trinh chung 1 nam . moi lop 8 toi 10 em . tai tu gia thi day theo nang kieu tung em .co em da 10 nam van con hoc. khi dan toi bat buoc cac em phai thuoc long. vi thuoc long minh moi de tam tu & kiem soat tieng dan cua chinh minh. Diễm Thy (NM) : Chị đã đào tạo hằng trăm lớp nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên về nhạc cổ truyền miền Nam, hiện nay đa số môn sinh của chị vẫn còn tiếp nối theo … “Người thầm lặng đưa thuyền viễn xứ bằng tiếng đàn tranh nơi xứ người …” ? Giáo sư Ngọc Dung : ve dan tranh thi toi co rat nhieu hoc vien, co em theo toi hoc tu luc 8 tuoi cho den khi tot nghiep Dai Hoc & lap gia dinh thi moi thoi, nhung khong em nao theo nghiep cua toi, Rieng ve cac em trong nhom Don Ca Tai Tu & Cai Luong thi kha hon , co em da ca thanh thuc 20 bai To cua Don Ca Tai Tu. Lê Trân (NM) : Trên bốn thập niên qua, Cộng đồng Việt Nam Hải ngoại đã có nhiều chủ trương nhằm bảo tồn và phát huy Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam, tuy nhiên chúng ta vẫn còn quá nhiều bǎn khoǎn, trǎn trở. Điều bǎn khoăn đầu tiên là con cháu chúng ta ở xứ người đang xa dần, dị ứng dần với nghệ thuật và âm nhạc cổ truyền. Điều bǎn khoǎn thứ hai là giới trẻ VN ở hải ngoại đa số không còn ý thức tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tiếng Việt – ngôn ngữ mẹ đẻ luôn được xem là sợi dây kết nối, là chìa khóa gắn kết và gìn giữ mỗi tâm hồn Việt với quê hương, đặc biệt đang sống nơi quê người thì ngôn ngữ chính là công cụ mạnh mẽ nhất để bảo tồn, phát triển di sản vật thể và phi vật thể của chúng ta đã được UNESCO vinh danh, trong đó Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bởi nó bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau. Vốn là giáo sư âm nhạc cổ truyền, theo chị, liệu có một giải pháp nào có thể tìm ra đáp số ? Giáo sư Ngọc Dung : tren phuong dien giang day ve bo man van hoa phi vat the, thi dieu kho khan nhut la minh khong song trong moi truong cua nen van hoa do, vi du nhu toi giang day cho cac em dan nhung bai Dan Ca- bai Ly cua VN , nhung cac em chua bao gio duoc nghe nhung bai do, thi minh phai vua day dan – vua day cho cac em nghe Am Giai nhung ban dan do, ngoai ra co 1 so cac em khong ranh tieng viet nen cung dan cham di su hoc hoi cua cac em, tuy nhien nho toi hap thu phuong phap hoc truyen ngon cua Cha nuoi cung la Thay toi, nen toi ap dung phuong phap day tung em theo kha nang cua moi em, toi nhan thay phuong phap nay rat hieu qua. Diễm Thy (NM) : Nếu có sự song hành giữa nhạc cổ điển châu Âu và âm nhạc dân gian, truyền thống Việt Nam, theo chị, trong các buổi biểu diễn, nghệ sĩ piano, violon và nghệ sĩ đàn tranh có thể mang đến một sự đối thoại trong âm nhạc phương Đông và phương Tây ? Giáo sư Ngọc Dung : chuyen nay da co tai San Jose Nghe si Van Anh , co ay thuong giao huong dan Bau voi Piano hoac tranh voi piano. Bui Huu Nhut, anh dan Bau voi dan nhac My. Lê Trân (NM) : Xin được hỏi chị câu cuối cùng, dành cả cuộc đời theo đuổi âm nhạc dân tộc, đến giờ này còn điều gì khiến chị day dứt hay không? Giáo sư Ngọc Dung : Toi Rat Mong Anh Chi Em moi nguoi lam tron su mang cao dep Am Nhac cua minh. Moi nguoi la 1 doa Hoa trong vuon Hoa Van Nghe. phai to diem – vun dap kho bau nghe thuat cua giong noi , phai hoc hoi them , vun boi & phat trien cho Nen Am Nhac Viet Nam ngan sau con toa sang , Buổi tiếp chuyện đến đây xin tạm khép lại, chúc “Người thầm lặng đưa thuyền viễn xứ bằng tiếng đàn tranh nơi xứ người …” luôn để lại một dấu ấn nơi tha hương. Tập san Ngày Mới Paris
-
Recent Posts
- Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ 5
- Nghệ sĩ Kim Uyên “người giữ hồn cho Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam tại hải ngoại”.
- những bài viết sau đại hội IV Paris
- dai hoi am nhac truyen thong lan thu tu sbtn toronto
- tin tuc
- Bài viết về Đại Hội của Bùi Nguyên Đức, Báo Thời Mới Canada, tháng 07/2017
- Bài phỏng vấn giáo sư Phương Oanh thực hiện bởi phóng viên Từ Nguyên vào tháng 06/2017
- Bài phỏng vấn giáo sư Ngọc Châu thực hiện bởi tập san Ngày Mới Paris vào tháng 08/2017
- Bài phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mai thực hiện bởi tập san Ngày Mới Paris vào tháng 08/2017
- Bài phỏng vấn giáo sư Ngọc Dung thực hiện bởi tập san Ngày Mới Paris vào tháng 08/2017
Recent Comments
Archives
Meta