News

Monash Arts Events

Monash Arts Events » Event » SZCSoM – Vietnamese Traditional Music Concert

SZCSoM – Vietnamese Traditional Music Concert

Date/Time: Tue 18 Aug / 1:00 pm – 2:00 pm

LocationMonash University Religious Centre, Clayton Campus
Sir Zelman Cowen School of Music

Vietnamese Traditional Music Concert

Performed by leading musicians touring from Vietnam

A must hear free performance by leading traditional Vietnamese musicians presented by Professor Hoang Co Thuy, Nguyen Xuan Yen, Tran Bo, Phuong Oanh, Phuong Ca Dan ca Quoc Nhac Paris, Tre Viet ensemble from Canada, Huong Viet performing arts group from Seattle- USA, Phuong ca Oslo, Lac Viet band from Utah- USA, Dang Thao from Adelaide and Golden Bamboo group from Sydney.

For further information, please contact
Adrian McNeil
990 507585

Bai bao cua nguoi Viet Ly Huong Uc Chau viet ve

*Buổi trình diễn nhạc cổ truyền tại Melbourne

“Văn hóa Việt ngàn năm lưu dấu, đất nước Nam muôn thuở khắc ghi” – đó là câu khẩu hiệu của “Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt” do anh Hồng Việt Hải, với sự đam mê nhạc cụ cổ truyền, đã thành lập tại Hoa Kỳ trên 10 năm qua. Trong chuyến lưu diễn Úc Châu kỳ này, anh Hồng Hải Việt (trưởng đoàn Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt), cho biết đoàn gồm có các nhóm, đoàn “Dân Tộc Hướng Việt” (Seattle, USA), “Lạc Việt” (Utah, USA), “Tre Việt” & “Nhạc Việt Nam” (Toronto, Canada), “Phượng Ca Dân Ca Quốc Nhạc” (Paris, Pháp Quốc & Oslo, Norway), “Đăng Thảo” (Adelaide, Úc Châu), “Tre Vàng” (Sydney, Úc Châu),… Đặc biệt trong đoàn có 2 nghệ sĩ “măng non” chơi đàn tranh, em Trần Quang Huy 11 tuổi và em Phạm Thủy Tiên 16 tuổi thuộc nhóm “Dân Tộc Hướng Việt”.

Theo chương trình thì đoàn văn nghệ sang Úc Châu chính thức trình diễn tại Bankstown, Sydney. Tuy nhiên theo lời mời của ông Nguyễn Thế Thái (BTC) qua sự thân tình quen biết, đoàn văn nghệ đã sắp xếp dành cho Melbourne 2 buổi trình diễn hoàn toàn miễn phí vào ngày Thứ Ba 18/08/2015 – một buổi (trưa) tại Nhà Nguyện Chính của Trung Tâm Tôn Giáo (Main Chapel of Religious Center) Đại Học Monash (thuộc khuôn viên Clayton) và một buổi (tối) tại Đền Thờ Quốc Tổ (Sunshine North). Sau buổi trình diễn tại Đền Thờ Quốc Tổ, theo lời yêu cầu của đông đảo khán giả hâm mộ, đoàn đã đặc biệt dành cho đồng bào Melbourne thêm một buổi trình diễn thứ 3 vào trưa ngày Thứ Bảy 22/08/2015.

Với những tiết mục độc đáo, phong thái trình diễn đặc sắc, điêu luyện, lúc khoan lúc nhặt, bằng các nhạc cụ cổ truyền đoàn văn nghệ truyền thống đã thu hút người xem từ đầu cho đến cuối buổi trình diễn. Có người đã bật khóc vì quá nhớ nhà, nhớ quê hương khi được nghe lại những âm điệu da diết, não nùng làm sống lại những âm thanh, những hình ảnh xa xưa tưởng chừng như đã chìm sâu trong ký ức theo những ngày tháng lưu vong trên xứ người.

Trong số đông đảo khán thính giả tham dự buổi trình diễn tại Đại Học Monash, có những vị khách danh dự của Trường Dân Tộc Nhạc Học (Sir Zelman Cowen School of Music) – Khoa Trưởng (Head of School) Sir John Griffith, Giảng sư (Lecturer) Dr Adrian Mc Neil, và Giáo sư (Professor) Dr Margaret Katomi. Bên cạnh đó, có một số sinh viên vừa theo dõi, vừa ghi ghi, chép chép vì phải làm bài tập về đề tài của buổi trình diễn.

Một điều ngạc nhiên khá thú vị là trong số các nghệ sĩ trình diễn, cô Lê Thị Kim (Kim Uyên) là một cựu du sinh viên của đại học Monash. Nhận được học bổng của Monash vào năm 1989, từ Canada cô Kim Uyên đã sang Melbourne theo học rồi trở về sau khi tốt nghiệp (1992) với văn bằng Cao Học Dân Tộc Nhạc Học (Master of Arts). Năm nay (2015), cơ duyên đã đưa đẩy cô về lại trường xưa, thầy cũ sau 23 năm xa cách và cũng là 50 năm thành lập của Trường Monash University. Cô cho biết: “Tôi rất vui gặp lai các bạn cùng nhóm ‘Back to Back Zithers’, rất cảm động gặp lại được Người Thầy đã giúp đỡ trong những ngày theo hoc tại trường, đó là Dr Margaret Kartomi. Rất tiếc là đã cố gắng tìm cách liên lạc nhưng không gặp được gia đình người ân nhân đã giúp đỡ cho Kim Uyên trong những ngày tháng đi học ở Úc đó là gia đình của Dr Lê Tuấn Hùng và gia đình anh chị Lê Tuấn Anh. Xin qúy anh chị chuyển lời tri ân của Kim Uyên đến giùm.”

Khi được mời lên phát biểu, Sir John Griffith và Dr Margaret Kartomi đã ngõ lời chào đón chuyến trở về mái trường xưa của cô sinh viên năm nào, và cám ơn cô Kim Uyên cùng cả đoàn đã mang đến cho trường một buổi trình diễn tuyệt vời. Nhân dịp này, thay mặt cho đoàn, cô Kim Uyên đã trao tặng cho vị khoa trưởng Sir John Griffith một cây đàn tranh để góp thêm vào bộ sưu tập nhạc cụ của Đại Học Monash. Ngoài ra Dr Margaret Kartomi còn cho biết cô Kim Uyên không chỉ là một nghệ sĩ trình diễn, mà còn là một nhà soạn nhạc. Riêng Sir John Griffith, sau đó ông đã chính thức gởi một lá thư cám ơn cô Kim Uyên đã quy tụ được một dàn nhạc với các nhạc công tài năng đến từ khắp bốn phương trời. Trong thư, Sir John Griffith đã hết lời ca ngợi buổi trình diễn – một buổi trình diễn thật xuất sắc, độc đáo đã làm nhiều khán giả Người Việt xúc động (xin xem thư đính kèm).

Buổi tối cùng ngày, đoàn đã có một buổi trình diễn tại Đền Thờ Quốc Tổ dành cho đồng bào. Tuy là một ngày đi làm nhưng đã có trên 200 người đến tham dự, ngồi, đứng chật hội trường. Suốt buổi trình diễn đoàn văn nghệ đã liên tục nhận được những tràng pháo tay vang dội và kéo dài. Để chấm dứt chương trình, cả đoàn hòa tấu bài dân ca “Trống Cơm” và đã được mọi người cùng vỗ tay, hát theo thật vui nhộn trong một bầu không khí ấm cúng, tình tự dân tộc. Ngay sau đó, BTC đã được yêu cầu phải có thêm một buổi trình diễn vào cuối tuần. Điều này cho thấy rằng nền âm nhạc dân tộc cổ truyền không dễ gì bị mai một như nhiều người lo nghĩ khi vẫn còn đông đảo đồng bào hâm mộ và xúc động khi thưởng thức.

Những nhạc cụ truyền thống Việt Nam như đàn tranh, tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu, đàn T’rưng, trống, sáo … tuy có cấu trúc rất đơn giản nhưng qua kỹ thuật trình diễn lại tạo được những âm thanh lúc trầm, lúc bổng, lúc vui, lúc buồn, lúc cao vút, lúc thôi thúc, có khi lại mang âm hưởng cung đình hay rừng núi cao nguyên,… tạo nên một âm sắc độc đáo, gợi cảm xúc cho người nghe và có một chổ đứng giá trị trong nền âm nhạc cổ truyền quốc gia và quốc tế.

Khi được hỏi, anh Hồng Hải Việt cho biết – mục đích của Đại Hội là học hỏi âm nhạc cổ truyền Việt Nam, kết nối giữa tất cả các nhóm nhạc dân tộc trên khắp thế giới, phát huy âm nhạc cổ truyền Việt Nam tại hải ngoại. Tuy không có thù lao lại phải tự bỏ tiền túi cho mọi chi phí nhưng vì sự đam mê và ước muốn duy trì và truyền bá âm nhạc cổ truyền cho nên các nghệ sĩ nhiệt tâm đã không ngần ngại dấn thân, bỏ ra thật nhiều công sức, thì giờ cũng như tiền bạc chỉ vì nhận thấy đây là một việc làm cần thiết và quan trọng (xin nghe phần âm thanh).

Những buổi trình diễn âm nhạc cổ truyền đặc sắc như vậy không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy nền văn hóa nước nhà mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa cộng đồng Người Việt hải ngoại.

Melbourne
18/08/2015

This entry was posted in English. Bookmark the permalink.