Tại sao phải ký âm
Hỏi tất cả các thành viên tham dự , đóng góp ý kiến
Theo ý kiến riêng của Kim Uyên mục đích để giữ lại những ngón đàn độc đáo, những nét đẹp riêng của từng miền và của từng nhạc sĩ qua những thời đại khác nhau, việc làm nầy thật cần thiết và không thể thiếu được
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
1/ Tổng quát về ký âm Việt Nam 1766-1839 :
Theo nghiên cứu của nhạc sĩ Lê Tuấn Hùng. Tài liệu xưa nhất dề cập đến các phương thức ký âm trong nhạc cổ là tập Vũ trung Tùy bút Của Phạm Đình Hổ ( 1766-1839 )
dẩn chứng hính ảnh
Theo nghiên cứu của Nhạc sĩ Trần Văn Khê . Một số bài bản được chép tay vào khoảng năm 1863 các cao độ đã được ghi lại bằng các chữ
hò xự xang xê cống liu
còn các yếu tố khác như nhịp phách, tiết tấu, cường độ đã không được ghi rõ
dẩn chứng hính ảnh ( computer lap top va projector for slide show).
Ký âm theo kiểu nhạc hiện đại ( slide show )
2/Phát triển Ký âm truyền thống cho Đàn Tranh 1917-1957 qua bốn phương thức của 4 nhạc sĩ khác nhau ( slide show)
Ký âm truyền thống của bốn Nhạc sĩ Hoàng Yến, Nguyễn Văn Bửu, Nguyễn Văn Thinh và Nguyễn Vĩnh Bảo đã có in trong cuốn Bulletin des Amis du Vieux Huế số 3 năm 1919 các yếu tố đã được ghi lại khá rõ ràng ví dụ như về
Cao độ, Nhịp, Kỷ thuật cho tay trái và phải
a/ dẩn chứng ký âm của Nhạc sĩ Hoàng Yến
Phách yếu , Phách mạnh , Nhịp song lang, Cao độ, Nhịp, Kỷ thuật cho tay trái và phải
b/ dẩn chứng ký âm của Bác Sĩ Nguyễn Văn Bửu thực hiện 1956 để ghi lại các bài đàn Tranh của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Kỳ ( tức ông Chín Kỳ)
h, xư, xg, xê, c, l
c/ dẩn chứng ký âm của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thinh
Hò Sự Sang Sê Kông ở bậc thấp nhất
Liêu Xư Xang Xê Công ở bậc trung và
Liu Xư Xang Xê Cống Liu ở bậc cao
d/ dẩn chứng ký âm của Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo 1955 hoàn chỉnh nhất trong thời điểm nầy
L U S X C ở bậc thấp nhất
. . . . .
L U S X C ở bậc trung
. . . . . .
L U S X C L ở bậc cao
3/ 1957- Tháng 4/1975
Xử dụng Ký âm tây phương để ghi lại các bài bản và được áp dụng trong quá trình giảng dạy tại các trường dạy nhạc song song với việc giảng dạy và giờ chánh tả học ký âm pháp
Xử dụng hàng trên là nốt nhạc Tây Do Re Fa Sol La Si Do và hàng dưới là ký âm Việt Nam và trường độ thì lại dùng giống như của Tây phương ví dụ như hình thức đơn trước kép sau.
L U S X C ở bậc thấp nhất
. . . . .
L U S X C ở bậc trung
. . . . . .
L U S X C L ở bậc cao
4/ Tháng 5/1975- Hiện nay và sự ảnh hưởng của Ký âm tây phương vào trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
a/ Miền Nam lấy nốt Sol là Hò ( theo đề nghị của Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba )
Sol La Do Re Mi
b/ Miền Bắc lấy nốt Đô làm Hò
Do Re Fa Sol La
Ý kiến riêng của Kim Uyên. cũng giống như việc hình thành chữ viết hiện nay chúng ta đã phải xử dụng alphabet của phương tây nói theo kiểu của các vị có tinh thần dân tộc là chúng ta đã bị ảnh hưởng của phương Tây ( LAI CĂNG ). Theo trào lưu tiến hóa của âm nhạc hiện nay các nhạc sĩ hầu hết đã đi đến sự thống nhất chung cũng giống như chữ viết vậy .
Tất cả sẽ viết một bài tâp nghe và ký âm lại bằng đàn tranh, sau phần trình bầy nầy ( kinh nghiệm cho thấy đa số nhạc sĩ Việt nam nếu được ghi ký âm thì về những nhịp phách ký âm lại rất chuẩn còn nếu đòi hỏi ghi về cao độ trưởng thứ như Tây phương thì đa số sẽ không chuẩn bởi vi hai hệ thống hoàn toàn khác nhau ví dụ nhạc Việt nam theo chiều ngang , nhạc của phương Tây thì lại theo chiều dọc , nếu để ý thêm quý vị cũng sẽ tìm thấy một học viên nếu đã học nhạc cụ Tây phương trước khi học đàn tranh, quý vị sẽ tìm thấy học viên đó thường không thể hiện được sâu sắc ( hồn ) của bài nhạc cổ Việt Nam, trong khi đó một người đã học nhạc cụ dân tộc thì lại đàn rất thành công các bài nhạc tây phương và đặc biệt nhịp đàn giữ rất chuẩn .
5/ Điểm mạnh và Điểm yếu của Ký âm truyền thống và Ký âm Tây phương
( marker and big chart or blank long paper are requested to provide )
( chia nhóm và ghi ý kiến ra, giải thưởng cho nhóm ghi nhận nhiều nét chính xác nhất )Theo ý kiến ghi nhận được của một số bạn trẻ
Điểm mạnh của Ký âm truyền thống ̣̣
- Phát triển được khả năng sáng tạo ứng tác ứng tấu
ví dụ như mỗi lần trình tấu nhạc sĩ sẽ đàn một bản đàn (hoa lá) theo ngôn từ miền Nam , hoặc là “biến ngón” theo ngôn từ miền Trung
- Phong phú thêm về bài bản bởi vì mỗi một nhạc sĩ sẽ có ngón đàn và cách
sắp xếp chữ nhạc khác nhau
- Dễ dàng tiếp nhận và nhớ bài hơn bởi vì chỉ giới hạn trong hệ thống bài tổ Ba
Nam, Sáu Bắc v….v
- Nhịp song lan dễ dàng tiếp nhận nhịp chính 2, 4, 8, 16, 32 .
Điểm yếu của Ký âm truyền thống
- Không có được sự thống nhất chung về bài bản, mỗi người mổi kiểu.
- Bài đàn bị lệ thuộc vào khả năng sáng tạo ứng tác ứng tấu của từng người
- Tam sao thất bổn, bài bản bị sai đi, nếu người học không nắm vững nguyên tắc cơ bản, không dược học và truyền đạt trưc tiếp bởi người viết bài đàn đó.
- Ký âm bị rối mắt
Điểm mạnh của Ký âm tây phương
- Không bị rối mắt vì những ký hiệu.
- Không gò bó người học vào các bài bản cố định.
- Người học tiếp nhận nhiều bài khác nhau và thể hiện nhanh chóng trên các nhạc cụ
Điểm yếu của Ký âm tây phương
- Người học không hiểu được và phát triển được khả năng sáng tạo ứng tác ứng tấu
- Người học không hiểu được rõ nhịp phách theo phong cách cổ truyền.
- Không nhớ được những bài dài nhiều trang
- Tây phương phách mạnh được ghi ỡ đầu mổi ô nhịp ngược lại với ký âm truyền thống phách mạnh lại luôn ở nhịp thứ hai đặc biệt nhịp ba bảy ( xin ý kiến của quý Thầy Cô)
6/Thảo luận
Nhiệm vụ truyền đạt lưu truyền lại khi người học đã có được trình độ
- Nên cho biết 1 bài nhưng có thể đàn thành nhiều cách khác nhau, nên đưa hoặc phân tích cho người học hiểu được sự khác nhau của từng ký âm hoặc của từng ngón đàn
- Khuyến khích người học có những bài đàn hoa lá của riêng mình
- Giữ gìn những ký âm cổ truyền bằng cách vận dụng vào những bài luyện tai nghe và ký âm ít nhất cũng 1 tháng 1 lần.
- Truyền đạt kiến thức cơ bản về Hơi , Điệu
- Tim tỷ mỷ về kỷ thuật rung vuốt nhấn mổ, đặc biệt của từng miền
- Tập giữ nhịp , gõ song lan theo đúng truyền thống.
7/ Thực tập ký âm
Tất cả tham dự viên, đểu phải làm bài tập nầy
Kim Uyên đàn một câu và yêu cầu tất cả ký âm
Giải thưỏng cho người ghi viết lại nhiều chi tiết nhất
KẾT THÚC
Trải qua nhiều biến đổi, ký âm ngày nay đã phát triển như chữ viết, đại đa số nhạc sỹ đã xử dung theo cách ký âm tây phương và đã thay đổi những ký hiệu riêng của minh, để có thể truyền đạt được những chi tiết cần biết và thể hiện được thành công những bài nhạc . . Kim Uyên dẩn chứng những bài nhạc ngày nay của một số nhạc sỹ.
Xin tạm dừng nơi dây và hẹn gặp lại chương trình Đại Hội lần thứ ba 2015 tai Canbera Úc Châu .