2011-07-23 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ Nhứt — Bài viết: Nghệ thuật ứng biến trong nhạc cổ truyền Việt nam

Ngh thut ng biến

trong nhc c truyn Vit nam

 

Trong âm nhạc truyền thống các nước thường được quy định 1 cách chính xác từ giai điệu, tiết tấu, và có khi cả ton,không được thêm hay bớt, nhất là âm nhạc cổ điển Phương Tây được quy định 1 cách chặt chẽ.,

 

Ở 1 số nước đông nam á cũng vậy, họ thường cho TEMPO  là bao nhiêu, ton gì ?

Nói về nền âm nhạc của chúng ta , Chiến tranh triền miên, tư liệu văn hóa bị các nước xâm chiếm hủy diệt và thiêu cháy, hay thất lạc , do vậy Âm nhạc cổ truyền được tồn tại và phát triển bởi các nghệ nhân còn nhớ lại , trước năm 1960 hầu như không có 1 trường đào tạo về âm nhạc cổ truyền do vậy không thể  quy định sự chính xác của bài bản do vậy sau này những người muốn tìm kiếm phải so sánh giữa nghệ nhân này có giống nghệ nhân kia hay không, và chúng ta đã phải có rất nhiều các hội nghị các nghệ nhân để cùng thống nhất so sánh để thống nhất các bài bản trong nhạc truyền thống Việt nam.

Chính vì vậy mà âm nhạc cổ truyền ngày nay là muôn mầu , muôn vẻ qua các  lò đàn và các nghệ nhân còn lưu giữ và đào tạo.

 

đàn là 1 nơi đào tạo của mỗi nghệ nhân, nhất là ở Miền nam, ví dụ như:

Lò đàn Văn Vĩ ( nơi đào tạo những nhạc sỹ đàn ghita cổ và ca hát nhạc tài tử)

Lò đàn Hai khuê ( Chuyên môn đàn Kìm)

Lò đànTư Huyện ( Chuyên đào tạo đàn cò)

Lò đàn Vĩnh Bảo (chuyên đào tạo đàn tranh hay đàn kìm)

Lò đàn Văn Giỏi cũng chuyên đào tạo ghita cổ và đàn Kìm.

 

Mỗi lò đều có những cách đàn khác nhau, nhưng vẫn chung 1 lòng bản, mỗi lò đều có 1 cách biến tấu khác nhau,thêu dệt 1 giai điệu khác nhau. ngón đàn khác nhau, chạy chữ khác nhau

 

Nếu  ai là người Miền nam thì đều dễ nhận biết, Chỉ 1 bài vọng cổ thôi mà Radio phát liên tục rất nhiều ca sỹ hát những giọng điệu khác nhau, mầu âm khác nhau và nhịp nhanh châm cũng biến đổi theo thời gian, lúc đầu chỉ là bài Dạ cổ Hoài lang ( nhịp Tư, sau đó lên nhịp 8, nhịp 16, 32 ngày có người đã hát đến 64 nhịp mỗi câu

 

Trong cuộc sống  chúng ta mỗi con người  luôn luôn có hỷ, nộ ái ố,có nghĩa là lúc vui, lúc giận, lúc yêu thương, lúc buồn.

 

Lúc vui thì quấn quít săn đón,vô tư, nhanh nhẹn

Lúc giận thì to tiếng, hằn học

Lúc yêu thương thì mơ mộng,nhẹ nhàng, thầm kín..

Lúc buồn chán thì rã rời, lê thê chậm chạp

(minh họa = 5 tiếng trống)

 

Đó mới chỉ là 1 chiếc trống rất bình dị mà đã nói lên được những tình cảm phức tạp đó,

Bây giờ đến nhạc cổ truyền thì sao,

Đầu tiên chúng ta định nghĩa ứng biến là gì?

Ứng: là tùy theo mỗi trường hợp để ứng sử hay đáp ứng cho 1 quy định nào đó, ví dụ khi ta chợi đàn, ta phải đáp ứng 1 nhịp độ được quy định là bao nhiêu,và hơi nhạc quy định phải rung chữ nhạc nào

Biến là sự biến đổi qui định trên sao cho phù hợp với khả năng sang tạo của mình mà vẫn giữ được hơi nhạc

Ở ngoài đời cũng vậy, người ta thường nói Tùy cơ ứng biến, có nghĩa tuỳ theo hoàn cảnh mà làm việc sao cho có hiệu quả.

Ứng biến còn thể hiện 1 sự sáng tạo,cải tiến cách làm việc trong cuộc sống thường ngày ở mọi lĩnh vực, Trong dàn nhạc cải lương ngày nay, có 1 cây đàn ghi ta cổ nhạc, nó được ra đời cũng là 1 sự tìm kiếm, cách tân trong phương hướng “TÂN CỔ GIAO DUYÊN” các nghệ nhân đã biến cây đàn ghi ta tân nhạc, rồi khoét lõm phím để dễ dàng nhấn , rung theo các hơi của cổ nhạc, hay đàn bầu trong qua những quá trình phát triển liên tục từ 1 cây đàn thô sơ trong hát rong, rồi dần dần đi vào trong cung đình và lan rông đến mọi dàn nhạc hiện đại ngày nay, có ứng biến như vậy mới thích nghi với thời đại .

Trong âm nhạc cổ truyền , theo quan điểm của tôi, nhạc cổ truyền cũng giống như ngôn ngữ tiếng việt, phải giữ gìn và làm phong phú nó, mỗi thời đại từ điển tiếng việt phải bổ xung nhiều từ ngữ mới mục đích để là phong phú thêm tiếng việt mà thôi

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu 1 giai điệu trong bài TAM PHÁP NHẬP MÔN. Vậy quy luật của sự ứng biến là gì? bạn nào co thể co biết?cụ thể là:

1-   phi giđúng hơi nhc : hơi bắc phải rung xừ cống ( Nếu đàn tranh hò là sol thì ta rung La và Mi ( xừ và cống) tuyt đối không rung nhm ch nhc

2-   Phi giđúng song lan  chính trong câu cùng chữ nhạc

3-   Phải phát triển hay thay đổi tiết tấu sao cho tôn lên tình cảm của bản nhạc

Người ứng biến giỏi kị 3 không l à :

  • kh ông lặp lại bạn mình
  • không đâm hơi ( không rung nhầm, không chuyển điệu khác nếu không có qui định),
  • không lặp lại nguyên si giai điệu mình vừa đàn trong lần khác

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau ứng biến  bài

TAM PHÁP NHẬP MÔN Và cùng nhau g õ trống theo 1 nhịp độ vui với chủ đề đại hội gặp gỡ

Tóm lại:

Ứng biến là 1nghệ thuật phát triển giai điệu trong dàn nhạc, nhưng ứng biến không đúng sẽ làm mất đi giá trị của bản nhạc và có khi làm quái dị ,hoặc sai lệch chủ đề.

Nếu ứng biến đúng sẽ làm phong phú cho 1 dàn nhạc, nghệ sỹ biết ứng biến luôn luôn thấy giá trị của âm nhạc truyền thống là 1 kho vô tận về chất liệu âm nhạc để cho chúng ta gìn giữ và phát triển, nếu không biết ứng biến thì mình đàn rất nhàm chán và và người nhạc sĩ đó chưa đạt 1 danh hiệu 1nghệ nhân tài năng.

Chỉ có tình yêu âm nhạc thực sự mới mang đến chúng ta những điều mới lạ và và 1 giá trị cao cả trong âm nhạc truyền thống.

 

Mississauga ngày 23 tháng 7 năm 2011

 

Phạm Đức Thành

www.danbau.com

This entry was posted in Bài viết. Bookmark the permalink.