2011-07-23 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ Nhứt — Bài viết: Trước tiên

 

Trước tiên Kim Uyên có đôi dòng tâm sự về mình, nghe kể lại là ông ngoại và ông nội của Kim Uyên ngày xưa rất mê hát đình đám, cho nên cũng có sẵn di truyền say mê âm nhạc dân tộc, cộng thêm được sự may mắn dạy dỗ của Giáo sư Phương Oanh. Kim Uyên lại có dịp để gần gũi với âm nhạc dân tộc hơn. Xin nói thêm Phương Oanh  là  một  nhạc sĩ  biểu diễn và sáng tác, người đã sáng lập ra nhóm Phương Ca, hiện nay đang định cư tại Pháp, bà vẫn còn đang miệt mài với công việc truyền bá và cống hiến cho âm nhạc dân tộc.

Ngày xưa khi còn học ở trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn với Giáo sư nhạc sĩ Phương Oanh, Kim Uyên  còn may mắn được dạy dỗ bởi các nhạc sĩ lão thành như Giáo sư nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba ( Ông là người có công lập ra Tỳ bà Viên ở Huế, và khoa nhạc dân tộc ở trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn),  Ca sĩ nhạc Huế nổi tiếng Tuyết Hương ( đã từng giảng  dạy tại trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn), Giáo sư nhạc sĩ Phạm văn Nghi, bà Hai Bửu (ca sĩ nổi tiếng nhạc miền Nam), cô Bảng (ca sĩ nhạc miền Bắc nổi tiếng),  thầy Hòe các thầy cô này  nay đã không còn nữa. Nngoài ra Kim Uyên còn được dạy bởi các thầy cô khác hiện nay vẫn còn sinh hoạt cho âm nhạc dân tộc như thầy Nguyễn Văn Đời ,Cô Phạm Thúy Hoan . Các thầy ai cũng cho Kim Uyên thấy được  rằng nhạc Việt Nam của chúng ta lúc nào cũng có 1 vị trí đặc biệt, những nét riêng độc đáo không thể so sánh với bất cứ nền âm nhạc nào trên thế giới, với các thầy như thầy Lê Thương lúc bây giờ thầy chuyên dạy môn nhạc sử Đông Phương ở trường Nhạc thầy cũng là người đã nổi tiếng với 3 bài Hòn Vọng Phu bất hữu mà chúng ta sẽ được thưởng thức lại đêm nay, qua sự trình diễn của các bạn trong nhóm Hướng Việt, hoặc như là những cống hiến của Giáo sư Trần Văn Khê, người mà ngay từ  bé Kim Uyên đã ngưỡng mộ, thầy là người đã có công  nghiên cứu và phổ biến những điều hay, những vẻ đẹp đặc sắc trong âm nhạc Việt Nam đến với người ngoại quốc. Ngay từ khi còn bé Kim Uyên đã suy nghĩ rằng làm sao mình có thể góp phần phổ biến nhạc VN của chúng ta đây? vì thật sự rõ  ràng nhũng ngày còn  ở Việt Nam những tài liệu nhạc dân tộc  minh còn quá ít, thậm chí còn bị thất truyền bởi vì đã không được truyền đạt,  Kim Uyên luôn tự hỏi làm cách nào để chúng ta bảo vệ giữ gìn được những vốn liếng quý báo còn lại  nầy đây?.

Ấp ủ trong lòng những mong ước nầy, Kim Uyên đã say mê  tìm hiểu thêm về  âm nhạc dân tộc cổ truyền  của mình , sau khi đã cố gắng và đã không tỉm được cơ hội ở trong nước thêm được nữa và điều mong ước nầy  đã có cơ duyên  làm được với sự giúp đở tận tình của Nhạc sĩ Tiến sỉ Lê Tuấn Hùng , Kim Uyên đã chứng minh  được trong luận án thi tốt nghi ệp ra trườ ng của mình với đề tài ‘Phụ Nữ với những sáng tác cho âm nhạc dân tộc vào thế kỷ 20’. Có thể  hảnh diện tự hào nói rằng tuy chưa làm được hết những mong ước của mình, vì những chi tiết lặt vặt của cuộc sống,  nhưng Kim Uyên  đã là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trình luận án tốt nghiệp về  dân tộc nhạc học tại Đại học  Monash University ở Úc ( quý vị giúp , Kim Uyên kiểm chứng lại xem có phải Kim Uyên là phụ nữ Việt nam  đầu tiên trình luận án tốt nghiệp về âm nhạc dân tộc không nhé ???) , Kim Uyên trong thời gian trình luận án lại có thêm may mắn nữa cũng với sự giúp đở tận tình của Nhạc sĩ Tiến sỉ Lê Tuấn Hùng, Kim Uyên  đã thắng được giải ‘ Woman Scholarship’ ỏ Úc .

Hiện nay đã có thêm những ca, nhạc sĩ phụ nữ khác như là Mỹ Liêm,  Phương Oanh, Quỳnh Hạnh,  đã hoàn thành  những luận án của mình để góp phần đóng góp vào công việc nghiên cứu và để lại những ghi chép nầy vào kho tàng lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Hơi dài giòng cho phần tâm sự mở đầu của buổi nói chuyện hôm nay, Kim Uyên muốn xin hỏi quý vị ở đây theo sự nhận biết của quý vị thì  nhạc cụ nào của nhạc dân tộc chúng ta , chiếm đại đa số người yêu thích và theo học? (đợi cho quý vị phát biểu ).

Theo quý vị thì nhạc cổ truyền miền nào được nhiều người ưa thich???, …( đợi trả lời )…theo ý riêng của KimUyên đa số ai cũng sinh ra và lớn lên trong tiếng ru à ơi của Mẹ,  tâm lý chung Mẹ của mình người miền gì thì mình sẽ yêu thich làn điệu của miền đó , ý kiến nầy theo quý anh chị  có đúng không? …Ví dụ  nếu như những bà mẹ trẻ  hiện nay nếu cho con trẻ nghe nhạc cổ truy ềnViệt Nam của 3 miền thì các em sẽ yêu thích nhạc cổ truyền 3 miền  hết chứ không phân biệt miền nào và thêm một điểm vui rằng nếu người Mẹ chi thích  nhạc ngoại  quốc ,Rock and Roll thì con trẻ cũng sẽ ảnh hưởng và  yêu thich nhạc  ngoại quốc hay là  nhạc Rock and Roll có đúng không quý vị ?…. Đa số chúng ta cứ trách móc giới trẻ nào là quên mất cội nguồn, không biết gì về nhạc Việt Nam  cả,  trong khi chi tiết nhỏ nhặt ngay từ thuở còn thơ  ấu thi  chúng ta đã quên mất , gieo vào lòng các em những câu hát ru à ơi bằng những câu ca dao thật mộc mạc bình dị nhưng rất đậm mầu dân tộc , là bưóc nhỏ nhất trong công việc giữ gìn văn hóa Việt , quý vị có đồng ý với Kim Uyên  hay không thì tùy theo cảm nghỉ của mọi người,  nhưng riêng đối với Kim Uyên, rất tha thiết kêu gọi các bạn trẻ nếu có con, hẩy cố gieo vào lòng con trẻ những tiếng ru hời thật tuyệt vời của âm nhạc Việt Nam chúng ta , rất là đơn giản chúng ta chỉ cần thuộc những câu thơ hoặc những bài học thuộc lòng nho nhỏ như là bài “Công Cha nghĩa Mẹ” ,

“Trời mưa lâm râm”,

Kim Uyên d ẩn chứng  đọc bài học  thuộc lòng Thời giờ

Thời giờ ngựa chay tên bay

Hết trưa lại tối hết ngày lại đêm

Đông qua Xuân đã tới liền

Hè về rực rở êm đềm Thu sang

Giờ con chăm học chăm làm

Thì mai sau sẽ giỏi giang giúp đời

Nưóc nhà trông đợi con ơi

Phải nên ghi nhớ những lời Thầy khuyên

Kim Uyên minh họa ru con 3 miền

Mi ềnBắc

À… à ơi

Cái ngủ mầy ngủ  cho say ……

Vào đến miền Trung các bà Mẹ ru con như là

Ơ ….Chiều chiều trước bến Vân Lâu…….

Bình dị mộc mạc người miền Nam sẽ ru

Ầu ơ…………ví dầu cầu ván đóng đinh ,…..

Tùy theo làn hơi , tùy theo cách ngân nga của mọi người, sẽ đưa em bé vào giấc ngủ say. Xin thưa đây cũng là 1 lối ứng tác ứng tấu trong ca ngâm của người Việt chúng ta, thật tuyệt vời,  nếu quý vị chịu khó tìm tòi sẽ thấy sự đa dạng phong phú của lối ứng tác ứng tấu trong ca ngâm nầy,  không biết trong số chúng ta ở đây có ai được nghe bài dạy của bà Mẹ dạy con gái  trước khi  về nhà chồng,  bằng lối đọc thơ độc đáo nầy hay không ? Kim Uyên đã được nghe ông Nội và Má của Kim Uyên đọc theo lối ru con những câu trong các bài Gia huấn ca , mổi lần được nghe Kim Uyên thấy thích thú lắm và cứ ngạc nhiên là có những bài đọc hoặc ngâm nầy  rất dài và cũng có tình tiết như một câu chuyện vậy.

Kim Uyên đọc

Con ơi Mẹ bảo con nầy…….

Trở lại câu đã  hỏi quý vị ở trên:

Trả lời : cây Đàn Tranh chiếm đại đa số người yêu thích, không kể tuổi tác hay giới tính , có người nói rằng đàn tranh chỉ thích hợp để cho phụ nữ đàn bà con gái mà thôi , điều nầyhoàn toàn không đúng cụ thể bằng chứng như quý vị đã nghe Kim Uyên liệt kê ở trên tên của  các thầy nhiều hơn các cô, như quý vị cũng đã rõ  lý do,  trước đây do sự giới hạn của vai trò người phụ nữ ngoài xã hội, nói như vậy để quý ông hiểu thêm  vai trò phụ nữ bắt đầu từ cuối  thế kỷ 20  đã có nhiều thay đổi.

Khi đi vào nghiên cứu âm nhạc Kim Uyên mới hiểu ra  rằng bất cứ ai cũng có thể làm được điều nầy chỉ có một đòi hỏi duy nhất đó là lòng say mê với âm nhạc dân tộc và một bầu nhiệt huyết muốn chia xẻ những tìm tòi của mình cho những người cùng chí hướng, theo sự tìm hiểu và cũng xin chia xẻ Nhạc sĩ Tiến sỉ Lê Tuấn Hùng, hiện đang định cư tại Úc ông đã đưa ra lập luận rằng Đàn Tranh của mình xuất xứ làm bằng tre,  với những dẩn chứng ( giòng số 12 trang 14) trong 1 cuốn sách tựa đề là Đàn Tranh music of Viet Nam Traditional and Innovation , lý giải của ông nghe  rất là hợp lý và lý giải nầy hầu như ngược lại với tất cả những sách đã được xuất bản trước đây , ví dụ như dẫn giải của Giáo sư nhạc sĩ  Trần Văn Khê và dựa vào tài liệu ghi chép về đàn Tranh của nhạc sĩ Hoàng Yến hoặc như ví dụ  theo những sử  liệu trong sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục ( A Thorough History of VietNam),  lý giãi rằng người Việt Nam  đã có những ảnh hưởng đến  người Tàu như  trong công việc phát triển nông nghiệp,v…v….trong khi đó đa số  sách vở đều chứng minh rằng người Việt Nam chúng ta bị  ảnh hưởng của người Tàu,  …

Kim Uyên muốn trình bầy ở đây , khi làm công việc nghiên cứu , mổi người đều có quyền  có những lập luận riêng của mình, chúng ta không thể đánh giá điều đó đúng hay sai,  tất cả  tùy thuộc vào những giải thích , những chứng minh lập luận đưa ra của mình có hợp lý hay không ? và  những lập luận đó  đưa ra có vững chắc để bảo vệ cho ý kiến của mình hay không?  Kim Uyên  xin nói thêm ở đây  những bàn bạc, những  lý luận, những  chứng minh được ghi chép lại như  Kim Uyên đã  nêu ở trên  không những cho Đàn Tranh nói riêng mà còn được áp dụng  cho tất cả những nhạc  cụ dân tộc khác  noi chung..

Kim Uyên chỉ xin nói sơ những nét hay đẹp của nhạc Việt Nam, những giai điệu quê hương mà trước  khi nhắm mắt xuôi tay , chúng ta những người yêu thích â m nhạc dân tộc vẫn luôn xúc động dạt dào mổi khi chúng ta có dịp.

Quý vị đã nghe Kim Uyên  vừa đàn ngâm và  hát chứng minh  qua phần ru con 3 miền  sau đây ,  xin mời quý vị hãy cùng lắng  nghe bài độc tấu đàn tranh Mùa Thu Quê Hương của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan

Dựa vào 2 câu thơ trích trong tác phẩm Kiều của nhà  thơ Nguyễn Du và chất liệu lấy từ cách luyến láy nhả chử của lối ngâm thơ Sa mạc Kim Uyên ngâm

Trăm năm trong cõi người ta

Chử tài chử mệnh khéo là ghét nhau

Nhạc Việt Nam chúng ta đa số là nhạc đơn điệu  những năm sau nầy những kỷ  thuật mới , hòa âm nhiều bè của nhạc đa điệu  đã được đưa vào trong các sáng tác mới cho nhạc cụ dân tộc của chúng ta, cụ thể là quý  vị  đã  vừa được  nghe qua bài Mùa thu quê  hương của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan, tác phẩm nầy khai thác và áp dụng  thêm về bàn tay trái ,  Tay phải xưa kia chỉ  đàn 2 ngón, ngày nay 3, 4 ngón  v..v việc khai thác những kỹ thuật mới không chỉ giới hạn ở cây đàn Tranh mà còn ở những nhạc cụ  khác nữa. Như quý vị đã nghe thấy giai điệu mượt mà của lối ngâm thơ Sa mạc ở  miền Bắc đã được nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan ghi lại và phát triển rất thành công trong tác phẩm này, bây giờ Kim Uyên mời quý vị hãy cùng với Kim Uyên nghe lại 1 bài đàn và Kim Uyên sẽ ca Lý Hoài Xuân và Lý Tình Tang đã được ký âm bởi nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba .( Kim Uyên hát minh họa  ).. như quý vị cũng đã biết trong dân ca cũng với làn điệu đó chỉ cần chúng ta thay đổi lời thôi là chúng ta có được 1 bài hát mới,  giai điệu cứ lập di lập lại nhưng nghe hoài không biết chán ví dụ cũng bài Lý Tình Tang lời hát  tả vẻ đẹp của một cô gái Huế, có tên là Mười thương do nhạc sĩ Bửu lộc đặt lời  Kim Uyên  hát minh họa….

Ơ

Huế dẹp Huế thơ Huế mơ mơ  mộng  mộng

Non nước  hửu tìnhvới cây cỏ thiên nhiên

Trăng thanh sóng nước phỉ  nguyền

Thương cô gái Huế chèo thuyền đợi ai

Một thương …….

Nhạc Việt Nam  mình có rất nhiều giai điệu độc đáo  , vi dụ như dựa vào   một  tục  lệ ở miền Bắc mổi  độ Xuân về, thường có các em nhỏ hay  đi    tới trước cửa từng nhà chúc tụng đón Xuân , ở thôn quê bất cứ đồ  vật gì có tiếng kêu cũng sẽ   được các em  tậ n dụng các em sẽ cầm trên tay để đêm   theo tiếng  hát của   mình , Kim Uyên đã cùng    soạn 1 bài   hát chung với     Nhạc sĩ Tiến sỉ Lê Tuấn Hùng,:

Và chúng tôi dã phát hành CD tên là Musical Transfiguration

Đông  đà chóng   qua Xuân    vừa đến ngõ

Chúc bà   con cô bác   xa  gần ,

Phước Lộc Thọ  khang ninh thời phú quý i….i

Xúc sắc xúc xẻ năm mới năm me nhà nào còn đèn còn lửa mở cửa ra đón Xuân vào ( câu nầy là  điệp khúc) đặc  biệt  Kim Uyên đã đặt lời hát lại cho phù hợp buổi nói chuện hôm nay  và  để cho bầu không khí thêm linh động, nếu cứ một người nói hoài thi sẽ không vui .im Uyên mời quý  vị cùng hát phụ họa  chung với Kim Uyên bài hát Xúc sắc xúc xẻ nầy , Kim Uyên  sẽ  đệm bằng Sanh tiền, một  nhạc cụ gõ miền Trung, nhạc cụ nầy được làm   bằng  3 thanh   cây với những đồng tiền xưa có   xỏ lổ , đ ể   khi đánh vào , hay lắc thì những đồng tiền sẽ  kêu lên những tiếng kêu th ật vui  tai và rộn   rã . Kim Uyên được  nghe kể lại  có những nghệ  nhân đã xử  dụng   nhạc cụ  Sanh tiền  rất điêu luyện    và thuần   thục đến nổi họ có thể múa trêntay  như  xiếc vậy  . Bài hát có hai phần   phụ họa và phần xướng , Kim Uyên sẽ hát phần xướng    còn phần   phụ họa thì Kim Uyên mời quý vị cùng với Kim Uyên  hát  lên    chung và Kim Uyên cũng  rất vui  mừng nếu như quý vị tức   hứng,  ứng  khẩu    được thêm một vài lời nữa thì Kim Uyên  rất  là   vui.  (chờ hỏi  ý…..)

Lời mới của Kim Uyên là tập hát chung  điệp  khúc  ( câu điệp   khúc  Xúc sắc xúc xẻ năm ………)

( bài đã in phát cho tất cả)

Tiếng hát  tiếng   đàn  giai    điệu   quê   hương ,    ngàn  đời như     vẩn trong tim dạt dào của người Việt Nam, dạt dào của người Việt Nam, Mời nhũng quý vị  ứng khẩu thêm lời Kết thúc Kim Uyên gửi đến quý vị một vài hình ảnh  của  nhạc dân tộc Việt Nam trước cho đến  hiện nay,cùng với những phát   triển của giòng nhạc hiện đại mà nhạc dân tộc Việt Nam của  chúng   ta đã luôn  có mặt để tô điểm và làm cho nhũng bài nhạc trở nên phong phú hơn và mang nét độc đáo riêng của giòng nhạc hiện đại nầy chứng minh vài đoạn nhạc của Back to back Zithers, Rosbandv…v…

Giai điệu quê hương thật là nhiều vô kể. Kim Uyên chỉ gửi được đến quý vị  một chút xíu hương hoa của  đề tài thật là  bao rộng nầy.

Trong những giây phút vừa qua và đặc biệt sau buổi nói chuyện hôm nay Kim Uyên hy vọng rằng chúng ta hãy cùng nhau hợp sức lại để bảo vệ, cố  gắng tìm tòi , nghiên cứu thêm nữa để vun bồi cho âm nh ạc cổ truyền của chúng ta , Xin cám ơn quý  vị  đã  dành thời  gian quý  báo để  nghe buổI nói  chuyện hôm nay.

Kim  Uyên

This entry was posted in Bài viết. Bookmark the permalink.