2011-07-23 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ Nhứt — Bài viết: Hơi & điệu

Mến chào tất cà,

Lúc nầy Kim Uyên thấy sao bà con có vẻ im lặng quá!!!, biết rằng tất cả các nhóm điều có những sinh hoạt hoặc lịch biểu diển riêng , nhưng vì một phần nhớ đến tất cả và môt phần thấy một số chi tiết cần phải chuyên chở đến các bạn GẤP,  cho nên Kim Uyên  có một số lời nhắn nhủ cũng như là hội ý của tất cả . Xin vui lòng xem xét lại để cùng chia xẻ các bạn nhé.

1 Khi các bạn học hoặc sưu tầm bài đàn, bài hát nhạc cổ truyền Việt nam mình,   nên chú ý tìm hiểu bài hát hoặc bài đàn đó do ai sáng tác , và sáng tác vào năm nào, hoặc là bài đã được ai  ký âm hoặc là do ai  biên soạn lại , nhất là các bài nhạc cổ hoặc là lời hát cho các bài nhạc cổ nầy, hầu như chúng ta đã thiếu sót sự tôn trọng nầy, them nữa với các bài nhạc tân nhạc được biên soạn lại cho đàn tranh ví dụ như bài Mưa trên phố Huế  sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ, đã có nhiều người soạn lại cho đàn Tranh vậy do ai biên soạn chúng ta cũng phải lưu ý  và  tìm hiểu kỷ,  ghi chép lại cho rõ ràng.  

2Một số học viên theo học nhạc dân tộc  đã có nhiều sự lẩn lộn và  nhầm lẩn về hơi , điệu (xin tìm hiểu thêm về tài liệu nầy của Kim Uyên ).  Theo sự hiểu biết của Kim Uyên nhạc Việt nam không lấy chuẩn mực của tây phương Mode hay Scale gì cà. Nhạc Việt nam chúng ta chỉ đặt tên gọi mà thôi ví dụ như Hơi Ai, hoặc Điệu Ru con v..v xin dọc những chi tiết bên dưới đây.

 Nhạc Việt nam chúng ta có các hơi  chính điều  được tìm thấy trong nhạc miền Nam cũng như miền Trung ví dụ như hơi  Lễ, Xuân , Ai, Oán, đặc biệt gọi tên là  hơi Bắc ( không có nghĩa là bài nhạc miền Bắc đâu  các bạn  nhé),  hơi Bắc là những bài có giai diệu vui ở nhạc miền Nam,  tương tự như vậy những bài có giai diệu vui ở nhạc miềnTrung lại gọi là hơi Khách chứ không gọi là hơi Bắc.

Một sự lưu ý thêm nữa là cũng có một số bài khác biệt ví như là bài Sương Chiều Tú Anh là hơi Quảng,  vào khoảng thập niên 1960 do tình hình phải đáp ứng lại với nhu cầu của khán, thính giả,  nhất là cho các vở tuồng cải lương và cải lương Hồ Quảng thời bấy giờ, một số bài nhạc hoặc một số giai điệu của nhạc Trung Quốc được cải biên và đã gia nhập thêm vào hệ thống những bài bản nhạc cổ truyền của chúng ta , tuy được gia nhập nhưng không được nằm vào danh sách bài bản chính thống . Xin lưu ý giải thích để các bạn hiểu thêm hơi Quảng là như thế chứ không như một số bạn đã hiểu lầm Quảng đây là  những bài nhạc ở vùng Quảng Nam , Quảng Trị v..v…( đchứng minh cụ thể sự khác biệt nầy ví dụ như chúng ta đã có bài dân ca con sáo Quảng ,lời hát được hát theo giọng Quảng Nam ).

3Nói về Điệu (Mode)

Theo Kim Uyên được biết các nghệ nhân thường dùng chữ Điệu trong Ngâm thơ ví dụ như ngâm thơ điệu Sa mạc, điệu Tao Đàn…., điệu trong nhạc  miền Nam điệu nói lối, điệu  Vọng cổ, điệu Hồ Quảng…. , nhạc miền Trung điệu Nam Bình , điệu Nam Ai …..  nhạc miền Bắc  điệu Hát Ca trù, điệu Hát Chèo, cũng xin lưu ý trong điệu hát lại có những bài bản nhỏ có tên gọi khác nhau nữa ví dụ như trong điệu hát Ca trù còn có hát Dâng Hương, hát Gửi thư … , trong điệu hát Chèo lại có hát Sắp có những bài hát theo lối hát Sắp như Sắp cổ phong…, hát Sử có những bài theo lối hát Sử chuyện….., bàn đến đây cũng xin thố lộ cùng tất cả Kim Uyên rất mê được nghe và  hát được Ca trù.

Vài giòng chia xẻ cùng tất cả. Tài liệu tham khảo để tiện cho các bạn cùng xem Kim Uyên đã  tìm đọc một số bài viết trên Internet ví dụ như Giáo sư Nhạc sĩ Trần Văn Khê , Lê Hửu Hùng ( Ca tru )Tú Ngọc (The mode in Vietnamese Folksong)

 

 

This entry was posted in Bài viết. Bookmark the permalink.