2011-07-23 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ Nhứt — Bài viết: Những bí quyết giúp thành công trong việc tập luyện Đàn Tranh

Những bí quyết giúp thành công trong việc tập luyện Đàn Tranh

Hôm nay thứ bảy (ngày 20 tháng 8 năm 2011) tự nhiên nhớ  đến những học trò yêu quý của mình vô vàn. Rất muốn viết thư nhưng bận quá không thể làm được, mãi đến hôm nay mới thực hiện được điều đó.

Nếu không làm Đại Hội  hôm 23 tháng 7, 2011 thì với chính kinh nghiệm và qua quá trình dạy cho các bạn, phần nào cũng đã biết được những ai có trăn trở ưu tư  và quan tâm về nhạc dân tộc. Hiện nay các bạn  là những học viên rất có tâm huyết và dành nhiều thời gian cho việc luyện tập, tìm hiểu  nhạc dân tộc. Mặc dầu có những bạn được hướng dẫn trực tiếp thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng chỉ được học qua phone hoặc là tự học , nói chung các bạn đều là những người rất đam mê nhạc Cổ Truyền nói chung và đàn tranh nói riêng. Rất  vui có được những học trò như các bạn.

Với chính kinh nghiệm của bản thân khi mới bắt đầu đến với nhạc dân tộc,  đã từng phải đi vào những con đường”lẩn quẩn” và phải mất rất nhiều thời gian để tìm được định hướng về tư duy cho nhạc Cổ Truyền Việt Nam và tìm được lối  di riêng cho mình. Về phần kiến thức, kỹ thuật thì các bạn đã thu thập được những hiểu biết cơ bản cần có và lý thuyết về nhạc dân tộc. Nhưng chưa đưa được vào thực tế, chưa tập trung phân định để được nghiền ngẫm nhiều hơn để thể hiện được  về  những nét rung nhấn và phân biệt được sự khác nhau về nét rung nhấn của từng miền .

Các bạn nên tìm hiểu thêm (nghe nhiều thêm) về hát Chèo, Ca trù miền Bắc, ca Huế miền Trung, ca Cải lươngvà những bài nhạc tài tử miền Nam. Không chỉ hiểu được mà còn phải tìm thấy được nét độc đáo và cái hay của từng thể loại nầy.

1. Các bạn phải tập lắng nghe, tập cố gắng sao cho đạt đến những yêu cầu đã được nghe chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

2.Tìm đọc thêm những tài liệu về nhạc Dân tộc qua các sách vở, báo chí trong và ngoài nước Vietnamese and English. Đối với các bạn  chưa bao giờ  biết đến những chi tiết đã nêu ở trên  cần bỏ thêm nhiều thời gian hơn vào việc này.

3. Đặc biệt để ý tập riêng biệt phần tay trái, các bạn cần chú ý thêm điều này. Các bạn cần giữ cho tay trái rung dài hơn mặc dầu đã có rung được chậm đi nữa , quá lo tập trung ở tay phải chạy nốt , tay trái sẽ bị mất tiếng ngân tiếng rung sẽ bị ngắn. Hoặc có những bạn tay trai rung bị nhanh    quá chỉ  phù hợp với những bài có tiết tấu vui nhộn, cần tập trung  rung chấm lại hơn nữa. Khi tập tay trái các bạn nhớ lưu ý không chỉ tạo cho dáng bàn tay đẹp mà còn phải để đúng tư thế , thường thì ngó tay trỏ của bàn tay trái sẽ là ngón chính khi để tay xuống dây đàn ,  ngón giữa và ngón số 4 cũng phải để sát vào nhau cùng với ngón trỏ và nhớ chụm 3 dầu ngón tay lại cho bằng nhau khi bàn tay trái chạm xuống dây đàn

Phương thức tập tay trái  như sau : đầu tiên tập rung tay trái thật chậm mỗi một nốt ngân nga và đếm từ 1 đến 50, bàn tay rung lên xuống theo nhịp đếm liên tục 123456789 10……. Kế đến là tăng nhịp lên , tập tay trái rung nhanh hơn và bước thứ ba là nhanh hơn nữa. Nhớ là khi tập rung chậm thì đọc thật chậm và tay trái theo nhịp đọc. Khi rung phải nhìn bàn tay của mình và thả lỏng không được “GỒNG” . Kim Uyên vẫn thường xuyên nhắc nhở các bạn rằng, bàn tay trái là sự thể hiện và quyết định thành công v giai điệu , về hơi vàl àm cho bài nhạc có HỒN hay không ?.)

4. Nên tập hát những bài ca của ba miền từ bài đơn giản đến bài khó, học cách luyến láy chữ trong bài hát của từng miền .Khi hát được thì các bạn  mới có thể hiểu được và khi hiểu được mới thể hiện được bài đàn sao cho hay hơn, đúng hơn. ..  Để thành công về hát là nhớ tập luyện, trao dồi  mỗi ngày bắt đầu từ những bài đơn giản  bài Tam Pháp  nhập môn cứ tập hát cho thật thuộc bài đó, kế tiếp mới tập đàn. Với những bài đơn giản này nên  tập vừa đàn vừa hát và phải rung nhấn, luyến láy đầy đủ như khi tập hát , nhó tập từng phần riêng biệt , sau đó hẳn tiếp tục phối hợp ví dụ như vừa đàn vừa hát chung với nhau. . Nên tìm hiểu trước được điểm yếu và điểm mạnh  của mình và chính luôn ngay cả người thầy đang hướng dẩn mình,  để luyện tập mau thành công hơn ( ví dụ như  điểm yếu của người học trò là quá chú ý chạy tay phải nhiều mà không chú ý tay tr ái, hoặc  là  điểm yếu  của người thầy đang hướng dẩn mình chỉ sở trường một  loại nhạc  mà thôi v..v.

Học nhạc Cổ Truyền Việt Nam giống như tập Võ vậy (ý tưởng nầy được truyền đạt theo thầy Nguyễn Văn Đời), khi tập cần phải từ tốn, tìm hiểu, chậm rãi nghiền ngẫm nếu không dễ bị Tẩu Hỏa Nhập Ma…….

Tạm dừng ở đây và hẹn sẽ viết thêm cho các bạn thêm về chi tiết

Các hệ thống dây, hơi và cách rung , mổ cơ bản của  Đàn Tranh cho những bài bản  của 3 miền Bắc Trung, Nam

Kim Uyên mùa hè 2011

Các hệ thống dây, hơi và cách rung  và mổ cơ bản cho Đàn Tranh 3 miền Bắc Trung Nam

Xin lưu ý những chi tiết trình bầy dưới đây chỉ  là những nét cơ bản cho tất cả các bài đàn cũng như các bài hát , thường đươc ghi chép và được truyền đạt lại  bởi các vị Thầy , Cô và các nghệ nhân .

1-Miền Bắc

Miền Bắc Hơi Chèo

Miền Bắc các điệu Dân ca

Miền Bắc điệu Là Rằng

Miền Bắc diệu hát  Quan Họ

2- Miền Trung

Đặc biệt những chữ mổ của miền Trung,  ở  nh ững bài  buồn chữ La và chữ Rê thường hay mổ gắt, các

bạn phải  vừa đàn và vừa mổ cùng một  lúc. v à ch ữ La n ầy c ũng c ó th êm n ét đ ặc bi ệt n ữa l à m ổ xong phải vuốt lên là chử Đô  và rồi giữ lại chữ nầy và rung chậm thêm nữa

A/ Miền Trung (Hơi Nam)

Thường  rung chữ  Sang -Liu ( hoặc còn gọi là /Đô và Sol hay là/ C&G), những nốt còn lại mổ  U Xê Cống ( La Re Mi – A D E)  áp dụng ở những bài Nam binh , Tu dai canh.

xin lưu ý chữ I (Si- B)   thường hay vuốt lên chữ  Sang ( Đô –C) sau đó giữ chữ Sang  ( Đô –C)  và tiếp tục rung

B/ Miền Trung ( Hơi Ai )

D/ Miền Trung ( Hơi Oán )

E// Miền Trung ( Hơi Khách )

F/  Miền Trung ( Hơi Lễ )

3- Miền Nam

A/ Miền Nam (Hơi Nam)

Thường  rung chữ  Sang -Liu ( hoặc còn gọi là /Đô và Sol hay là/ C&G), những nốt còn lại mổ  U Xê Cống ( La Re Mi – A D E)  áp dụng ở những bài như Lý Con Sáo Nam, Nặng tình Xưa , Phụng Hoàng

xin lưu ý chữ I (Si- B)   thường hay vuốt lên chữ  Sang ( Đô –C) sau đó giữ chữ Sang  ( Đô –C)  và tiếp tục rung

B/ Miền Nam ( Hơi Ai )

Thường lên dây U lên thành I ( La thành Si – A thành B ) chúng ta có thể đàn dây hò nhì ( đàn từ dây số hai sẽ trực tiêp hơn , chúng ta không cần phải lên dây chi hết

Cách rung m ổ c ũng gi ống nh ư h ơi Nam , đặc biệt có thêm chữ Phan ( Fa –F) thường hay vuốt lên chữ Sol  ) sau đó giữ chữ Sol  và  cũng phải giữ lại chử Sol sau đó  rung  tiếp t ục áp dụng ở những bài nh ư Nam Ai , kỷ  thuậ t nầy áp dụng luôn cho nhữ ng bài Hơi Ngự  như  bài Duyên Kỳ Ngộ, Tương Tư Ngự

C/ Miền Nam ( Hơi Quảng)

Hơi  Quảng cũng rung hai  chữ  Sang -Liu ( hoặc còn gọi là /Đô và Sol hay là/ C&G) ,nhưng nét rung ,  nhịp rung của bàn tay trái phải rung nhanh hơn.  áp dụng ở những bài như Sương chiều Tú Anh ,  khốc Hoàng Thiên , Khúc ca hoa Chúc

D/ Miền Nam ( Hơi Oán )

Hơi Oán  rung chậm cũng rung hai  chữ  Sang -Liu ( hoặc còn gọi là /Đô và Sol hay là/ C&G) , phải đàn ở dây hò tư và phải nhớ  kéo chữ Cống  lên thành Phan ( E-F  /   Mi –Fa) , đặc biẽt thưỡng hay mổ đôi chử Xê ( R ê- D) , thưỡng chữ  Sang trả về I và Liu trả về Phan, .  áp dụng ở những bài Tứ Đại Oán, Chinh Phụ Ly Tình.

E/ / Miền Nam ( Hơi Bắc)

nhịp rung của bàn tay trái phải rung nhanh hơn là cách rung ở những bài hơi Quảng như đã hướng dẩn bên trên và chữ phải rung là chử U và  Cống ( La & Mi – A&E)  .  áp dụng ở những bài như  Tam Pháp Nhập Môn, Tây Thi,  Xuân tình v..v..

F/ Miền Nam ( Hơi Xuân )

Đàn với phong thái uy nghi , trang trọng rung  gân guốc nhấn cần dùng nhio êu sức , đặc biệt vừa rung vừa nhấn cùng một lúc áp dụng ở những bài Nam Xuân

G/ Miền Nam ( Hơi Đảo )

Đàn với phong cách lã lướt uyển chuyển

H/ Miền Nam ( Hơi L ễ )

I/ Vọng cổ

Bàn về những tiêu chuẩn  theo từng trình độ phải cần đạt được , để thành công trong việc tập luyện  nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung và cây đàn Tranh nói riêng. 

 

This entry was posted in Bài viết. Bookmark the permalink.