2011-07-23 Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống lần thứ Nhứt — Bài viết: Chương Trình buổi thuyết trình về Đàn Tranh

Chương Trình buổi thuyết trình về Đàn Tranh

VNSHX  WA. Seatle

 

Lịch sử cây đàn Tranh:

*Những cây đàn có hình dáng giống đàn Tranh ví dụ như Zheng  của Trung Hoa, Koto của Nhật Bản , Kayakayum của Triều Tiên,

*Dẩn chứng  cho nghe bằng tape nhũng tiếng đàn đã kể ở trên

Có hai giả thuyết

Đàn tranh bắt nguồn từ Trung Hoa bởi vì Việt nam ảnh hưởng thời kỳ đô hộ

*Theo Lương Tải Bình1956 Tranh đưa vào câu chuyện xảy ra đời Tần hai chị em  Uyên Nhi, nguoi cha chẻ cây đàn ra làm hai Tranh. (xuất xứ từ Trung Hoa)

*Theo nhạc sĩ Lê Tuấn Hùng với lý luận rằng Đàn Tranh bắt nguồn từ đàn ống tre (xuất xứ từ Việt Nam).

Riêng với cá nhân Kim Uyên, âm nhạc là sự giao lưu văn hóa cho nên sự ảnh hưởng qua lại nước này ảnh hưởng nước kia là chuyện thường tình, vê lý luận  của ông Lê Tuấn Hùng quý vị suy nghĩ sao ? hợp lý.

Hệ thống dây đàn, bài bản các làn hoi đặc biệt của nhạc Việt Nam

(phần phát giấy đã ghi chú sẳn và đàn chung cho người nghe hệ thống dây đàn Tranh tên gọi của người Việt nam, của Pháp, của Người Mỹ…….)

Nhất Lý, Nhì Ngâm, Tam Nam, Tứ Oán, Ngũ diểm, Lục xuất, Thất chính , Bát Ngự, Cửu Nhi và Thập thủ  liên huờn

Để dễ nhớ, người ta đã đưa ra bảng thống kê có tính phân loại hệ thống bài bản âm nhạc Tài tử bao gồm 10 bộ như sau : Nhứt Lý, Nhì Ngâm, Tam Nam, Tứ Oán, Ngũ Điểm, Lục Xuất, Thất Chính, Bát Ngự, Cửu Phẩm, Thập Thủ. Trong mỗi bộ có các chi tiết như:

– Nhứt Lý : Bao gồm tất cả Lý. Ví dụ : Lý con sáo, Lý Huế, Lý giao duyên, Lý Thập tình, Lý giao duyên v.v.

– Nhì Ngâm : gồm các cách ngâm, vịnh, nói thơ v.v. Trong đó có các loại hơi. Ví dụ : nói thơ Vân Tiên, vịnh Kiều, ngâm sa mạc v.v …

– Tam Nam : Gồm 3 bản Nam như : Nam Xuân, Nam ai, Đảo Ngũ Cung.

– Tứ Oán : Gồm 4 bản oán nội như:Tứ đại oán, Phụng hoàng, Giang nam, Phụng cầu; 4 bản oán ngoại như: Bình sa lạc nhạn, Thanh dạ đề quyên, Nguơn tiêu hội oán, Võ văn hội oán; 2 bản oán biến thể như: Văn Thiên Tường và Trường tương tư.

– Ngũ Điểm : Gồm những bản vắn, gần giống những bản trong Hý khúc Trung Quốc. Gọi tắt là những bản Quảng và những bài bản có xuất xứ từ Ngũ Quảng. Ví dụ như: Ngũ điểm mai, Tọa ngọc lầu, Khốc hoàng thiên, Sương Chiều, Tú Anh v.v.

– Lục Xuất : gồm các bản như: Lưu thuỷ, Phú lục, Bình bán, Cổ bản, Tây Thi.

– Thất Chính : Gồm 7 bản nhạc Lễ như : Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc.

– Bát Ngự : Gồm 8 bản như: Đường Thái Tôn, Bát man tấn cống, Chiêu quân, Vọng phu, Ái tử kê, Tương tư, Quả phụ hàm oan, và Duyên kỳ ngộ ngự.

– Cửu Phẩm ( còn gọi là cửu Nhị hay cửu Nhĩ ) : Gồm Bát bản chấn và Hội nguơn tiêu.

– Thập Thủ : Gồm những bản Thủ và những bản có gốc từ ca nhạc Huế như Liên hườn, Bình nguyên, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ v.v.

Ngoài ra còn một số bài bản khác trong các bộ  như: bộTứ bửu, bộ Ngũ châu, Chinh phụ ly tình, Ngũ châu minh phổ, Ngũ châu liên cước, Tây hồ cảnh, Nam hồ cảnh, Phi mã nghinh phu, Dạ cổ hoài lang.v.v.

Đây là những hệ thống bài bản trước đây vẩn còn được lưu truyền

Nhạc Sĩ đàn hay, đàn giỏi c ầ n phải nắm vững những bài thường gọi tên là Ba Nam, Sáu Bắc, Tứ Oán ngoài ra còn có các bài bản nhỏ như diêu Lý, hơi Xuân, hơi Lễ và các kỹ thuật rung nhấn đặc biệt của đàn Tranh trong các hơi Xuân, hơi Ai, hơi Oán, hơi Bắc, hơi Lễ , hơi Nam, 6 câu Vọng Cổ (đàn chứng minh moi hơi vài câu)

Hình dáng Đàn tranh và những kỹ thuật:

Đàn tranh trước năm 1960 với 16 dây và những bài bản cổ truyền

*Đàn chứng minh bài Lý Tình Tang vừa đàn vừa hát (ngày xưa 1 người đàn c ò n 1 người hát người hát đệm bằng những nhạc cụ gõ, ví dụ hát Cô Đấu , Ca trù cầm phách hoặc trống đệm theo, Ca Huế cầm Sanh hoặc Sanh tiên, vừa đệm vừa hát, từ 1970 các ca nhạc sĩ đã có thể vừa đàn vừa hát bằng chính nhạu cụ của mình)

*Dẩn chứng những kỹ thuật mới được đem áp dụng vào đàn Tranh

  •  tremolo1,2 ,3,dây áp dụng kỹ thuật của đàn Mandoline
  •  hai tay kỹ thuật của Piano
  •  4 ngón kỹ thuật móc dây của Guitar
  • Ràng hết tất cả dây đàn Tranh bằng dây thun để có tiếng đàn gần giống tiếng đàn Koto
  • Gõ trên dây đàn
  • Dùng bồi âm giống tiếng đàn Bầu
  • Dùng đũa , lục lạc cột vào đê tạo thành nhịp trống , nhịp vó ngựa
  • Dùng tay gõ vào thành đàn làm phong phú thêm cho bài nhạc.

*Đàn Tranh sau 1970 trở đi với 21, 22, 25 dây, và những sáng tác mới

Đàn chứng minh bài Mùa Thu hương một sáng tác áp d ụng nh ững k ỷ thu ật   mới rất thành c ôngc ủ a Phạm Thuý  Hoan cho đàn Tranh được nhiều ng ư ờ ưa chu ộng

Kết thúc buổi nói chuyện

Là một nhạc sĩ với hoài bão đem những kiến thức đã được học hỏi đến với những người yêu thích tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam nói chung đạc biệt nhạc cụ đàn Tranh nói riêng, tôi hy vong đã đem đến cho quý vị những nét cơ bản và nét độc đáo của đàn Tranh Việt nam chúng tôi. Xin thành thật cảm ơn sự lắng nghe của quý vị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

This entry was posted in Bài viết. Bookmark the permalink.